Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

Hướng dẫn tạo đĩa tự cài đặt Windows XP (Unattended Install)

Chuẩn bị:


Một đĩa CD cài đặt Windows.
Các bản Service Pack. Đối với Windows 2000 là SP3 và SP4, Windows XP là SP1 và SP2.
Các công cụ Deployment. Bạn có thể tìm thấy tại đây.
Bước 1: Chuẩn bị thư mục

Chúng tôi đề nghị bạn nên dùng chương trình nLite để cho mọi việc trở nên đơn giản hơn. Chương trình này đòi hỏi bạn phải cài thêm .NET Framework bạn có thể tải nó tại Website của hãng Microsoft.
Bây giờ chúng ta bắt đầu:
Đưa đĩa cài đặt Windows của bạn vào ổ CDROM. Nếu thực đơn Autorun khởi động, hãy tắt nó đi. Chúng ta không cần dùng đến nó.
Khởi động chương trình nLite. Click vào Next để xuất hiện màn hình sau.


Click vào nút Browse.
Chọn ổ CD-ROM nơi có đĩa Windows của bạn


Click OK, hộp thoại sau sẽ xuất hiện. Bạn chọn nơi để copy đĩa CD của bạn vào.


Click OK để kết thúc. Và đóng nLite
Bước 2: Slipstreaming the lastest Service Pack.

Khởi động nLite. Click Next cho đến khi xuất hiện màn hình sau.


Click Browse, và chọn thư mục mà bạn đã copy các file nguồn của đĩa CD trong bước 1. Chúng tôi sẽ sử dụng thư mục là C:\CDXP
Sau khi bạn chọn xong click Next cho đến khi xuất hiện màn hình sau:


Click Select, và chỉ tới file service pack mà bạn đã tải xuống, click Open.
Hai hộp thoại sau sẽ xuất hiện.


Hộp thoại trên thông báo giải nén file service pack, hộp thoại dưới là để tích hợp file serveice pack vào phiên bản Windows của bạn.


Bạn hãy đợi công việc tích hợp kết thúc, bạn sẽ nhận được thông báo sau


Click Ok để kết thúc
Bạn đã tich hợp xong các file service pack vào phiên bản Windows của bạn.
Bước 3: Tạo bản tự cài đặt cơ sở.

Sở dĩ tại sao tôi nói cơ sở vì sau đây chúng ta sẽ tạo bản tự cài đặt cho Windows thôi, bài sau chúng ta sẽ nói thêm về cách tạo bản cài đặt luôn một số phần mềm thông dụng như là VietKey, Office,Acrobat Reader....

Các bước tiến hành như sau:

Với bộ công cụ XP SP2 Deployment Tools bạn vừa mới tải về, bạn hãy giải nén nó ra một thư mục, hoặc đơn giản là bạn chỉ cần Click đúp lên tệp Cab. Sau khi bạn giải nén hãy để ý những files mà bạn sẽ cần đó là setupmgr.exe và ref.chm:


Bạn hãy nháy đúp vào file setupmgr.exe.


Cửa sổ New or Existing Answer File: chọn Create New


Cửa sổ Type of Setup: chọn Unattended Setup


Windows Product: Chọn hệ điều hành của bạn


User Interaction: Fully Automated


Distribution Share: Set up from CD
Tiếp theo các bạn gặp một số cửa sổ như trong quá trình cài đặt Windows bình thường, bạn hãy chọn Accept the Licence Agreement, điền vào các thông tin cần thiết khi cài đặt như: Key, workgroup, name.....
Nếu phần nào bạn không biết rõ bạn có thể bỏ qua, Windows sẽ tự động chọn thông số mặc định.
Sau khi bạn điền xong chương trình sẽ tạo ra một file gọi là unattend.txt. Bạn hãy đổi tên file này thành WINNT.SIF.
Nếu bạn muốn tự mình chọn phân vùng để cài đặt hay định dạng lại phân vùng bạn hãy sửa lại một số dòng sau trong tệp Winnt.sif.
[Data]
AutoPartition=0

[Unattended]
FileSystem=*

Sau đó bạn hãy copy file winnt.sif vào thư mục I386 trong thư mục gốc mà bạn đã tạo ban đầu.
Vậy là chúng ta đã tạo xong đĩa Windows tự cài đặt đơn giản. Bài sau chúng ta sẽ tạo một đĩa CD phức tạp hơn

Nguồn: http://sanitc.com

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Cài đặt font Tiếng Việt cho Linux

CÀI ĐẶT (text mode)
-------------------
1. download VNI.zip từ trang:
fontchu.com

2. tạo thư mục:
/usr/share/fonts/vni

3. move VNI.zip vào thư mục trên.
mv VNI.zip /vni/share/fonts/vni

4. cd vào thư mục trên(cd /usr/share/fonts/vni) và chạy lệnh giải nén:
unzip VNI.zip

5. cập nhật font:
fc-cache

6. login vào giao diện graphic và mở openoffice để kiểm tra:
startx
Nguồn: Trần Xuân Chiến

Giải nén file trong Linux

1. Nén và giải nén file có đuôi .gz
1.1 Nén
#gzip [tên file]

1.2 Giải nén
#gunzip [tên file]

2. Gom và bung tập tin hoặc thư mục đuôi .tar
2.1 Gom
#tar -cvf [tênfile.tar] [file1] [file2] ...

2.2 Bung
#tar -xvf [file.tar]

2.3 Nén và Gom
#tar -zcvf [file.tar.gz] file1 file2 ...

2.4 Giải nén và bung
#tar -zxvf [file.tar.gz]

3. Giải nén file có đuôi .bz2
#tar xjvf [file.tar.bz2]
Nguồn : linuxwhoami.blogspot.com

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Cài đặt Wine cho Ubuntu or Asianux

Alternative command Line Instructions for Installing Wine:

It is also possible to add the Wine repositories and install via the command line, as follows. These may be useful on Kubuntu, Xubuntu, and other Ubuntu derivatives.

First, open a terminal window (Applications->Accessories->Terminal). Then add the repository's key to your system's list of trusted APT keys by copy and pasting the following into your terminal:

wget -q http://wine.budgetdedicated.com/apt/387EE263.gpg -O- | sudo apt-key add -

Next, add the repository to your system's list of APT sources:

For Ubuntu Jaunty (9.04):
sudo wget http://wine.budgetdedicated.com/apt/sources.list.d/jaunty.list -O /etc/apt/sources.list.d/winehq.list

For Ubuntu Intrepid (8.10):
sudo wget http://wine.budgetdedicated.com/apt/sources.list.d/intrepid.list -O /etc/apt/sources.list.d/winehq.list

For Ubuntu Hardy (8.04):
sudo wget http://wine.budgetdedicated.com/apt/sources.list.d/hardy.list -O /etc/apt/sources.list.d/winehq.list

Then update APT's package information by running 'sudo apt-get update'. You can now install Wine normally or by typing 'sudo apt-get install wine' into the terminal.

Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows

Quản trị mạng - Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng không thể chia sẻ các máy tính Ubuntu từ My Network Places hoặc Network trong Windows hay chưa? Khi đó chắc hẳn bạn sẽ biết được rằng đây không phải là một trò chơi “trốn tìm”mà bạn sẽ chiến thắng trừ khi bạn biết sử dụng các tính năng tồn tại trên máy tính.

Mặc dù Ubuntu có thể thấy các file và máy in được chia sẻ trên các máy tính Windows, nhưng Windows lại không thể nhìn thấy những thành phần được chia sẻ bên phía Ubuntu một cách mặc định. Tuy vậy bạn cũng không nên từ bỏ Ubuntu và mua một đăng ký XP hoặc Vista khác; mà thay vào đó bạn có thể dễ dàng bắt tay giữa Ubuntu 8.04 và Windows mà không tốn nhiều thời gian.

Về mặt nguyên lý, các máy tính muốn truyền thông với nhau thì chúng phải có các giao thức chia sẻ tài nguyên thích hợp được cài đặt. Bạn có thể hình dung đến hai người đang nói chuyện với nhau theo các ngôn ngữ khác nhau; khi đó không ai có thể truyền đạt được ý tưởng của mình cho tới khi họ nói cùng một ngôn ngữ mà cả hai họ đều hiểu. Nguyên lý này cũng được áp dụng cho việc truyền thông giữa hai máy tính trong một mạng.

Mặc định, Ubuntu không được cài đặt giao thức giúp nó có khả năng chia sẻ tài nguyên. Chính vì vậy, bước đầu tiên chúng ta cần thực hiện là phải cài đặt một giao thức để cho phép bạn chia sẻ file và máy in. Bạn có hai giao thức có thể sử dụng với Ubuntu: NFS (Network File System) được phát triển bởi Sun Microsystems cho Linux/Unix, và SMB (Server Message Block) được sử dụng chính trong Windows.

Windows sử dụng SMB một cách mặc định, vì vậy việc cài đặt giao thức SMB trên máy tính Ubuntu sẽ làm cho máy tính Ubuntu có thể truyền thông hai chiều với nó và Windows. Trong thế giới mã nguồn mở, gói Samba có thể cho phép máy tính Linux của bạn có được khả năng SMB. Thực hiện theo các bước được giới thiệu dưới đây để cài đặt gói Samba trong Ubuntu.

Cài đặt Samba Package cho Ubuntu

Kích System | Administration | Synaptic Package Manager.

Trong nhắc lệnh, nhập vào mật khẩu của bạn và kích OK.

Trong cửa sổ Synaptic Package Manager, kích nút Search, đánh samba vào trường Search, và kích nút Search.

Đợi một lất để tìm kiếm hoàn tất và các kết quả xuất hiện

Tìm và kích chuột phải vào mục samba, chọn Mark for Installation như những gì bạn thấy trong hình 1.



Hình 1

Nếu không tìm thấy samba, bạn có thể tham khảo các bước tiếp theo và sau đó quay trở lại đây.
Kích nút Apply trên Synaptic Package Manager toolbar, sau đó xem lại những thay đổi trên hộp thoại Summary và kích Apply.

Trên hộp thoại Changes Applied, kích Close.

Lúc này bạn có thể đóng Synaptic Package Manager.

Nếu không thấy gói samba, rất có thể bạn đã vô tình hiệu hóa phạm vi tìm kiếm trong kho chứa (Main repository) của phần mềm được hỗ trợ của Ubuntu. Nếu rơi vào tình huống này, bạn có thể thực hiện theo một số bước dưới đây để kích hoạt kho chứa (Main repository):

Kích Settings | Repositories từ cửa sổ Synaptic Package Manager.

Chọn hộp kiểm Canonical-Supported Open Source Software (Main) và kích nút Close.

Nếu được nhắc nhở bằng hộp thoại Repositories Changed, kích nút Close.

Trên Synaptic Package Manager toolbar, kích nút Reload và tiến hành các bước được giới thiệu ở trên.

Tạo một mật khẩu SMB trong Ubuntu

Mặc định, Samba sẽ yêu cầu bạn cấu hình một mật khẩu để sử dụng khi truy cập vào các thư mục chia sẻ từ các máy tính khác. (Ở phần cuối của bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu hình chia sẻ nâng cao, chẳng hạn như các chia sẻ khách).

Các bước tạo username cho Samba chỉ mất một dòng mã trong Terminal:

Kích Applications | Accessories | Terminal.

Đánh sudo smbpasswd -a username và nhấn phím Enter.

Thay thế từ username ở trên bằng tên người dùng hoặc tên đăng nhập của tài khoản Ubuntu, những gì bạn có thể thấy trong ví dụ thể hiện ở hình 2.


Hình 2

Nếu Terminal xuất hiện trở lại và thông báo sudo: unable to resolve host Đánh mật khẩu tài khoản Ubuntu và nhấn Enter.

Đánh một mật khẩu cho tài khoản SMB và nhấn phím Enter.

Đánh lại mật khẩu và nhấn phím Enter.

Nếu lại nhận được lỗi unable to resolve host sau khi thực thi lệnh smbpasswd, rất có thể nguyên nhân là do bạn đã thay đổi các thiết lập và đã chỉ định một Domain Name trong tab General của Network Settings. Bạn có thể chuyển đổi về trạng thái cũ tên miền bằng cách soạn thảo một file host. Đây là cách khắc phục vấn đề đó:

Kích Applications | Accessories | Terminal.

Đánh sudo gedit /etc/hosts và nhấn phím Enter.

Đánh vào mật khẩu tài khoản của Ubuntu và nhấn phím Enter.

Trình soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện với một file host đã mở sẵn.

Xóa tên miền và tên máy tính của bạn, xem thể hiện trong hình 3.


Hình 3

Kích nút Save trên toolbar của bộ soạn thảo, đóng cửa sổ và tiến hành các bước đã được giới thiệu trước.

Cho phép người dùng Ubuntu chia sẻ

Do các thư mục chia sẻ trên một mạng thường là các file có giá trị, do đó chúng cần phải được bảo vệ để tránh người không có thẩm quyền có thể truy cập. Các chuyên gia phát triển Ubuntu đã nhận ra điều đó và chỉ cho phép các tài khoản Administrator có thể chia sẻ các thư mục và file trên mạng một cách mặc định, về phía người dùng được phân loại thành Desktop User hoặc Unprivileged. Mặc dù vậy, nếu bạn có một tài khoản non-Administrator nhưng nếu muốn chia sẻ, hãy cấp cho tài khoản này các đặc quyền chia sẻ, đây là việc hoàn toàn dễ dàng trong cửa sổ Users and Groups:

Kích System | Administration | Users and Groups.

Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock và chọn tài khoản Administrator, nhập vào mật khẩu tài khoản và kích vào nút Authenticate.

Trong cửa sổ User Settings, chọn người dùng mà bạn muốn cấp đặc quyền chia sẻ, sau đó kích nút Properties.

Chọn tab User Privileges và chọn hộp kiểm Share files with the local network.

Kích nút OK để sử dụng những thay đổi và đóng cửa sổ.

Để những thay đổi của bạn có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính.

Thay đổi Workgroup cho Ubuntu

Khi duyệt thông qua các máy tính trên mạng của bạn, chẳng hạn như từ My Network Places trong Windows XP hoặc cửa sổ Network của Vista hoặc Ubuntu, bạn sẽ thấy các máy tính được chia thành các nhóm. Các nhóm này có thể là Workgroup (được sử dụng cho các mạng nhỏ) hoặc Domain (được sử dụng cho các mạng lớn hơn) và tồn tại để trợ giúp việc kiểm soát những người dùng nào có thể truy cập vào mạng.

Nếu bạn đã làm việc với các mạng nhỏ, chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một Workgroup (đúng hơn là một Domain) và mỗi một máy tính trong mạng đều được thiết lập cho cùng một Workgroup. Giá trị Workgroup mặc định sau khi cài đặt phần mềm Samba trên Ubuntu là WORKGROUP. Điều này có thể cũng tương tự như trong các máy tính Windows; mặc dù vậy bạn nên kiểm tra và thực hiện theo các bước sau đây nếu cần thiết thay đổi gì đó trên máy tính Ubuntu:

Kích System | Administration | Shared Folders.

Nếu bạn không thấy shortcut của Shared Folders, kích Applications | Accessories | Terminal, đánh shares-admin và nhấn Enter.

Trên cửa sổ Shared Folders, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút Authenticate.

Chọn tab General Properties.

Đánh giá trị mong muốn của bạn vào trường Domain/Workgroup.

Kích nút Close.

Để những thay đổi có hiệu lực, bạn hãy khởi động lại máy tính của mình.

Một cách khác mà bạn có thể thay đổi giá trị của Domain/Workgroup là soạn thảo file smb.conf, đây là cách thực hiện:

Kích Applications | Accessories | Terminal.

Đánh sudo gedit /etc/samba/smb.conf và nhấn phím Enter.

Đánh vào mật khẩu tài khoản Ubuntu và nhấn phím Enter.

Bộ soạn thảo văn bản sẽ hiển thị file smb được mở sẵn.

Thay đổi giá trị xuất hiện sau workgroup =, xem trong hình 4.


Hình 4

Kích nút Save trong toolbar của bộ soạn thảo và đóng cửa sổ.

Để những thay đổi của bạn có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính.

Thay đổi tên máy tính trong Ubuntu

Sau khi duyệt và chọn một Workgroup từ trình duyệt mạng của máy tính, bạn sẽ thấy các biểu tượng cho mỗi một máy tính trong mạng và trong Workgroup, đó là những máy tính được cấu hình đúng cho việc chia sẻ. Các biểu tượng này được gán nhãn bằng tên của máy tính. Bạn cũng có thể sử dụng tên máy tính khi truy cập một cách thủ công vào các máy tính với đường dẫn UNC; cho ví dụ, đánh //computername vào trình duyệt web.

Giá trị của tên máy tính cho máy tính Ubuntu là một tên người dùng của tài khoản và từ desktop. Mặc dù vậy, bạn có thể đổi thành một tên nào đó theo ý của bạn, hoặc phù hợp với hội nghị mà bạn sử dụng để bạn hoặc những người dùng khác phân biệt dễ hơn giữa csc máy tính trong mạng. Nếu muốn vậy, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để thay đổi tên máy tính trong Ubuntu:

Kích System | Administration | Network.

Trong cửa sổ Network Settings, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu của tài khoản và kích nút Authenticate.

Chọn tab General trên cửa sổ Network Settings.

Thay đổi giá trị cho trường Host Name.

Trên hộp thoại xuất hiện, kích Change Host Name.

Để các thay đổi có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính của bạn.

Biểu tượng mạng

Ubuntu có một biểu tượng mạng trên thanh công cụ chính, như những gì bạn có thể thấy trong hình 5. Khi kết nối vào một mạng không dây, biểu tượng sẽ được dùng như một bộ chỉ thị cường độ tín hiệu. Bản thân biểu tượng cũng thể hiện cho bạn biết mức tín hiệu với 4 vạch và đưa chuột qua biểu tượng bạn sẽ thấy SSID (hoặc tên mạng) và cường độ tín hiệu dưới dạng phần trăm.

Kích phải vào biểu tượng mạng sẽ cho phép bạn vô hiệu hóa hoặc kích hoạt tất cả các mạng hay chỉ mạng không dây. Từ menu sổ xuống, bạn có thể truy cập một shortcut để vào cửa sổ thông tin kết nối (Connection Information), đây là cửa sổ hiển thị cho bạn các thông tin chi tiết về kết nối mạng, như tốc độ, địa chỉ IP và địa chỉ MAC. Thêm vào đó, menu này còn cung cấp một shortcut vào bộ quản lý mạng không dây (wireless network manager), đây là nơi bạn có thể chỉnh sửa các khóa mã hóa được sử dụng cho các mạng an toàn.


Hình 5

Kích chuột trái vào biểu tượng mạng sẽ xuất hiện một menu sổ xuống khác như những gì bạn thấy trong hình 6. Bạn sẽ thấy một danh sách các mạng không dây có sẵn trong vùng của mình, cùng với cường độ tín hiệu của chúng. Các mạng được bảo vệ an toàn bằng mã hóa sẽ có một biểu tượng phía bên trái vạch cường độ tín hiệu. Nút radio của mạng mà bạn hiện đang kết nối sẽ được đánh dấu. Để kết nối vào một mạng, bạn chỉ cần kích vào mạng mình muốn.


Hình 6

Menu cũng cung cấp cho bạn ba shortcut: Connect to Other Wireless Network để bạn có thể kết nối đến các mạng ẩn hay các mạng không được phát quảng bá, Create New Wireless Network để tạo một mạng ad-hoc, hay mạng ngang hàng, Manual Configuration sẽ dẫn bạn đến cửa sổ Network Settings, nơi bạn có thể thiết lập một địa chỉ IP (tĩnh) để kết nối mạng và thiết lập Workgroup hoặc Domain và Computer (Host) Name.

Thông tin kết nối

Trong giới thiệu ở trên, bạn có thể thấy các chi tiết về kết nối mạng của mình bằng cách mở cửa sổ Connection Information. Kích chuột phải vào biểu tượng mạng và kích Connection Information. Bạn sẽ thấy các kết quả tương tự vớ những gì thể hiện trong hình 7, tương tự cửa sổ Network Connection Status của Windows XP mà bạn có thể truy cập bằng cách kích đúp vào biểu tượng mạng.


Hình 7
Tốc độ theo lý thuyết là Mbps, hoặc GBps khi bạn kết nối vào mạng. Nếu bạn có các thiết bị không dây mới nhất và tiên tiến nhất, các sản phẩm 802.11n, thì giá trị này sẽ trên 54 Mbps, còn các thiết bị 802.11g chỉ cho tốc độ dưới 54 Mbps. Tuy nhiên khi bạn sử dụng các sản phẩm 802.11b cũ thì tốc độ có thể chỉ đạt đến 11 Mbps.

Trường địa chỉ IP (IP Address) là địa chỉ của máy tính hoặc adapter mạng riêng mà bạn đang sử dụng. Tất cả các thiết bị và máy tính trên mạng của bạn đều có địa chỉ IP duy nhất của nó. Địa chỉ này sẽ giúp chúng phân biệt với các địa chỉ khác trong mạng và có thể được sử dụng để truy cập một cách thủ công vào tài nguyên chia sẻ.

Subnet Mask là một phần của những gì định nghĩa nên subnet hoặc phần trong dải địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ chỉ phải tham chiếu giá trị này nếu thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy tính của mình. Giá trị tuyến mặc định (Default Route) là địa chỉ IP của Router mà bạn có thể sử dụng để truy cập vào tiện ích cấu hình trên web của nó.

Thông tin cuối cùng mà bạn nên quan tâm về cửa sổ Connection Information là Hardware Address. Trong hầu hết các tiện ích và tài liệu khác, bạn sẽ thấy giá trị này được đề cập đến như MAC (Media Access Control) hoặc địa chỉ vật lý. Bạn có thể so sánh nó với số serial của một sản phẩm. Mỗi một sản phẩm mạng đều có địa chỉ MAC của riêng nó và được sử dụng để phân biệt giữa các sản phẩm với nhau. Bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị này khi thiết lập hệ thống lọc địa chỉ MAC trên Router của mình, nhằm bảo vệ tốt hơn mạng không dây với mục đích tránh những kẻ xâm nhập bên trong dải.

Cửa sổ Network và các thiết lập mạng

Cùng với khả năng truy cập vào cửa sổ Network Settings bằng cách kích biểu tượng mạng và chọn Manual Configuration, bạn có thể kích System | Administration | Network. Khi cửa sổ xuất hiện (xem trong hình 8), để tạo thay đổi, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút Authenticate.


Hình 8
Trên tab Connections, bạn có thể kích đúp một kiểu kết nối đê cấu hình địa chỉ tĩnh. Trên tab General, bạn có thể thay đổi Host (hoặc Computer) Name; mặc dù vậy bạn có thể cấu hình Domain Name (hoặc Workgroup) bằng cách khác (như đã giới thiệu ở trên). Các tab DNS và Hosts có chứa các thiết lập nâng cao mà bạn có thể không cần đến vào lúc này.

Để kết thúc một tua về các menu kết nối mạng của Ubuntu, các cửa sổ, thiết lập và quan sát cửa sổ Network, như thể hiện trong hình 9. Ở đây bạn có thể duyệt thông qua các máy tính và các file trên mạng của mình. Bạn có thể truy cập cửa sổ này bằng cách kích Places và chọn Network, hoặc bằng cách kích biểu tượng Network Servers khi nằm trong cửa sổ File Browser.



Hình 9
Để xem các file trong các máy tính Windows, đầu tiên bạn cần kích đúp vào biểu tượng Windows Network. Sau đó kích đúp vào Workgroup mà bạn muốn gán máy tính của mình vào. Kích đúp vào tên mà bạn muốn truy cập, được phân biệt bằng tên máy tính của chúng. Cuối cùng, bạn có thể duyệt qua các thư mục chia sẻ của các máy tính.

Chia sẻ file trong Ubuntu

Trong phần trên chúng ta đã cấu hình Ubuntu để chia sẻ với Windows và thiết lập các giá trị Computer Name và Workgroup. Tiếp theo đó là giới thiệu về một số chi tiết trong kết nối mạng của Ubuntu. Phần dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách chia sẻ các file trên máy tính Ubuntu như thế nào.

Khi thiết lập chia sẻ Windows trong Ubuntu, bạn có thể bắt đầu chia sẻ thư mục. Quá trình này khá giống như những gì bạn đã cảm nhận trong Windows XP. Để chia sẻ các file, bạn cần chia sẻ một thư mục. Tất cả các file và các thư mục con bên trong thư mục chia sẻ sẽ có sẵn cho các máy tính khác trên mạng. Bạn hoặc người khác trên mạng có thể thao tác với các file chia sẻ (cho ví dụ, chỉ đọc hoặc có thể chỉnh sửa) từ máy tính khác dựa trên các thiết lập mà bạn chọn khi chia sẻ thư mục.

Khi bạn đã chọn ra thư mục để chia sẻ, hãy thực hiện theo các bước sau trong Ubuntu 8.04:

Kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ và kích Sharing Options.
Bạn cũng có thể truy cập vào những chia sẻ ưu tiên của các thư mục từ cửa sổ Properties của chúng; kích phải vào thư mục, kích Properties, và chọn tab Share.
Trong hộp thoại Folder Sharing xuất hiện, tích vào hộp kiểm Share this folder.
Đánh tên chia sẻ vào trường Share Name.
Tên này bạn có thể đặt tùy thích nhưng sau cho bạn và những người dùng khác dễ dàng phân biệt thư mục khi làm việc với các thư mục chia sẻ khác của máy tính Ubuntu trong cửa sổ Network hoặc My Network Places trên máy tính khác. Tên chia sẻ này có thể khác với tên thực của các thư mục.
Nếu bạn muốn mọi người có thể chỉnh sửa, bổ sung hoặc xóa các file nằm trong thư mục nào đó, hãy chọn hộp kiểm Allow other people to write in this folder. Máy tính sẽ yêu cầu người dùng nhập vào username và password đã được tạo trong quá trình cài đặt SMB.
Nếu bạn muốn mọi người có thể truy cập vào thư mục mà không cần đến username và password SMB, hãy chọn hộp kiểm Guest access.
Kích nút Modify Share để áp dụng các thay đổi và đóng cửa sổ.
Sau khi thực hiện xong, bạn hoàn toàn có thể thấy thư mục này khi duyệt Network hoặc My Network Places trong Windows.

Tóm tắt các đặc quyền chia sẻ chung

Các đặc quyền chia sẻ được giới thiệu ở trên có thể khiến bạn hơi lộn xộn đôi chút, chính vì vậy mà chúng tôi muốn tóm tắt một số kịch bản chia sẻ khác nhau mà chúng tôi đã chỉ ra cách áp dụng thông qua hộp thoại Folder Sharing như thế nào:

Users have read-only access, no editing: Khi bạn chia sẻ một thư mục, như đã thảo luận ở trên, bạn có thể không đụng chạm gì đến các điều khoản bằng cách không đánh dấu vào hai hộp chọn. Nếu như vậy thì bất cứ ai trên mạng có mật khẩu SMB đều có thể truy cập vào thư mục nhưng không thể thay đổi bất cứ thứ gì trong đó. Chỉ có người dùng, người đã chia sẻ thư mục đó mới có quyền truy cập đầy đủ.
Users have read/write access: Chọn hộp kiểm thứ hai trên hộp thoại Folder Sharing, khi đó bạn sẽ cho phép người dùng có được đặc quyền chỉnh sửa file trong thư mục.
Guests receive read access: Hộp kiểm thứ ba trong hộp thoại Folder Sharing cho phép bạn cung cấp sự truy cập khách (không có quyền chỉnh sửa) cho người dùng không có mật khẩu SMB. Chọn cả hai tùy chọn sẽ cho phép mọi người, thậm chí cả người không có tài khoản có các đặc quyền thay đổi file trong thư mục.
Everyone (including guests) has read/write access: Điều này được thực hiện khi bạn đánh dấu cả hai hộp kiểm thứ hai và ba trong Folder Sharing. Tùy chọn này khong được khuyến khích sử dụng cho các mạng không dây trừ khi bạn có một mạng an toàn cao, cho ví dụ nếu đang sử dụng mã hóa WPA.
Thiết lập các điều khoản chia sẻ nâng cao

Bạn có thể chỉnh sửa các điều khoản nâng cao bằng cách kích phải vào thư mục mà bạn chia sẻ và chọn Properties, sau đó kích tab Permissions. Bạn sẽ thấy các tùy chọn giống như những gì bạn thấy trong hình 2. Từ đây bạn có thể cấu hình một kiểu truy cập riêng biệt cho chính chủ sở hữu, nhóm và những người còn lại. Chọn None or List Only Files sẽ không cung cấp bất cứ sự truy cập thư mục cho một nhóm nào, chọn Access Files sẽ cung cấp khả năng chỉ đọc, còn Create and Delete Files sẽ cung cấp sự truy cập đầy đủ.

Tìm hiểu về các thiết lập kịch bản cho Group và Others có thể mang lại cho bạn một số kịch bản đặc quyền chia sẻ rất hữu dụng:

No one has access, except for folder owner: Tùy chọn này là cách tốt nhất để chia sẻ các thư mục mà bạn không muốn những người khác can thiệp vào; chỉ bạn có thể xem và chỉnh sửa chúng. Tùy chọn này được thực hiện bằng cách chọn None for the Folder Access trong các hạng mục Others và Group.
General users have no access; accounts belonging to a certain group have read/write access: Kịch bản này là cách để chỉ chia sẻ các thư mục cho một số người dùng nào đó. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một nhóm Parents hoặc Management để có thể chia sẻ các file chỉ giữa bạn và vợ (hay chồng) bạn hoặc bạn và người khác trong nhóm quản lý, trẻ nhà bạn hay các nhân viên khác không hề hay biết. Để thực hiện kịch bản này bạn phải chọn None for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Sau đó bạn sẽ chọn Group mà bạn muốn áp dụng điều khoản này cho nó. Nếu bạn chưa thiết lập một Group, hãy tham khảo các phần trên trước khi thực hiện kịch bản này.
General users have read-only access; accounts belonging to a certain group have read/write access: Bạn có thể thực hiện kịch bản này bằng cách chọn Access Files for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Cũng như tùy chọn trước liên quan đến Groups, trước tiên bạn cần tạo và gán các nhóm cho các tài khoản Ubuntu của mình bằng, sau đó bạn có thể chọn Group mình muốn áp dụng điều khoản này cho nó.
Tạo và gán các nhóm cho tài khoản của bạn

Nếu bạn muốn sử dụng một kịch bản điều khoản chia sẻ có liên quan đến Group, như được thảo luận trong hai phần ở ngay trên, bạn phải tạo các Group trước. Sau đó có thể gán các tài khoản cho các nhóm này, tiếp đó hãy thiết lập các đặc quyền chia sẻ duy nhất cho một số các tài khoản được cọn. Việc tạo các Groups là một nhiệm vụ rất đơn giản; bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Kích System | Administration | Users and Groups.
Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock, chọn một tài khoản Administrator, nhập vào mật khẩu tài khoản và kích nút Authenticate.
Trong cửa sổ User Settings, kích nút Manage Groups.
Kích nút Add Group (xem trong hình 3) và trong hộp thoại New Group, bạn hãy nhập vào tên nhóm và chọn các tài khoản muốn nằm trong nhóm đó, sau đó kích OK.
Lúc này bạn có thể sử dụng Group khi thiết lập các điều khoản cho thư mục chia sẻ của mình.

Văn Linh (Theo Linuxplanet)

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Cài đặt Photoshop trên Ubuntu

Hệ điều hành chim cánh cụt không phải không có những chương trình đồ họa cao cấp. Tuy vậy, Adobe Photoshop đã "ăn sâu" vào lòng giới đồ họa viên, nên đừng vội từ bỏ hệ điều hành này mà quay về Windows. Chỉ vài bước thao tác là bạn đã có thể sử dụng Photoshop trên Ubuntu.

Thủ thuật trong phần cài đặt này thực chất không có thủ thuật nào khác ngoài việc sử dụng Wine. Do đó, việc đầu tiên cần làm là nâng cấp Wine lên phiên bản mới nhất (Wine 0.9.54 - phát hành 25-1) trên Ubuntu 7.10 (Gutsy).

Cài đặt Wine

Nếu chưa cài đặt Wine trên Ubuntu, bạn mở cửa sổ terminal bằng cách vào Applications - Accessories - Terminal và gõ từng dòng lệnh sau, lưu ý gõ từng dòng rồi Enter sau đó gõ tiếp dòng kế:

wget -q http://wine.budgetdedicated.com/apt/387EE263.gpg -O- | sudo apt-key add -

sudo wget http://wine.budgetdedicated.com/apt/sources.list.d/gutsy.list -O /etc/apt/sources.list.d/winehq.list

sudo apt-get update

Sau đó đóng terminal lại, chuyến đến phần Applications - Add/Remove. Tại đây, bạn chọn vào tùy chọn "All available applications" ở phía trên bên phải của cửa sổ, tìm đến Wine và cài đặt nó. Cài đặt xong, bạn đóng cửa sổ lại.

Tiếp theo, bạn nhấn tổ hợp phím ALT + F2 và gõ dòng lệnh sau:

wine iexplore http://appdb.winehq.com/

Nhấn "Install" khi được yêu cầu xác nhận và bạn sẽ thấy cửa sổ "Wine Internet Explorer" cùng website WineHQ. Đóng chúng lại.

Thao tác cuối cùng là tìm font Tahoma trên Google qua dòng lệnh: "tahoma filetype:ttf" (không bao gồm ngoặc kép). Sau đó, lưu font lại trên desktop và chuyển vào thư mục font của Wine tại /home/yourusername/.wine/drive_c/windows/fonts.

Lưu ý: để thấy được thư mục .wine, bạn cần phải để chế độ hiển thị các tập tin ẩn bằng cách vào View, chọn Show hidden files.

Cài đặt Photoshop trên Ubuntu

Đây là bước quan trọng nhưng... đơn giản. Bạn cần chuẩn bị sẵn đĩa CD cài đặt Photoshop, bài viết thử nghiệm phiên bản Photoshop CS2 (9.0). Cho CD vào ổ đĩa, sau đó vào thư mục "Adobe Photoshop CS2", phải chuột lên tập tin setup.exe và chọn Open with "Wine Windows Emulator". Cửa sổ cài đặt Photoshop CS2 xuất hiện và bạn chỉ còn việc thực hiện theo các hướng dẫn cài đặt như khi cài đặt trong Windows.

Sau khi cài đặt, bạn có thể truy xuất Adobe Photoshop CS2 và ImageReady CS2 ở trình đơn Start - Wine - Programs bình thường. Giờ đây bạn đã có thể thỏa sức đồ họa với chương trình quen thuộc trên Ubuntu.
Thanh Trực (Theo TTO)

Cài đặt IE cho Linux ( Ubuntu )

1/ Cài đặt IE cho Linux ( Ubuntu )
Có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc là sao không sử dụng Firefox, Firefox vừa bảo mật mà còn dễ thay đổi giao diện và tính năng bằng cách cài thêm add-on. Vì đơn giản một điều mình cài IE để test ứng dụng web chứ không phải để dùng. Tất nhiên là trên Linux bây giờ thì chưa thể cài IE7 được mà phải chịu khó sử dụng IE6 hoặc cũ hơn.

Chúng ta sẽ sử dụng gói cài đặt IEs4Linux để đơn giản quá trình cài. Bạn sử dụng dòng lệnh:

sudo gedit /etc/apt/sources.list

Để mở file sources.list sau đó đưa thêm 2 dòng sau vào cuối file
deb http://vn.archive.ubuntu.com/ubuntu feisty universe
deb http://wine.budgetdedicated.com/apt edgy main


Sau đó chạy 2 dòng lệnh sau để cài wine(cho phép chạy một vài chương trình Windows trên Linux) :

sudo apt-get update

sudo apt-get install wine cabextract

Sau đó bạn chạy lần lượt các câu lệnh sau để tải về IEs4Linux:

cd ~
wget http://www.tatanka.com.br/ies4linux/dow ... est.tar.gz
tar zxvf ies4linux-latest.tar.gz
cd ies4linux-*
./ies4linux

Bạn sẽ phải nhập một vài thông tin để cài đặt, ở đây tôi chọn cài IE6 tiếng Anh với Flash 9:

Welcome, falko! I’m IEs4Linux.

I can install IE 6, 5.5 and 5.0 for you easily and quickly.

You are just four ‘enter’s away from your IEs.

I’ll ask you some questions now. Just answer y or n (default answer is the bold one)

IE 6 will be installed automatically.

Do you want to install IE 5.5 SP2 too? [ y / n ] <– n

And do you want to install IE 5.01 SP2? [ y / n ] <– n

IEs can be installed using one of the following locales:

EN-US PT-BR DE FR ES IT NL SV JA KO NO

DA CN TW FI PL HU AR HE CS PT RU EL TR

Default is EN-US. Hit enter to keep it or choose a different one: <– [Specify your preferred locale or hit ENTER to use EN-US.]

By default, I will install everything at /home/falko/.ies4linux

I will also install Flash 9 plugin and create Desktop shortcuts.

Is that ok for you? (To configure advanced options type n) [ y / n ] <– y

Sau đó bạn đợi một lúc để chương trình download file về và cài đặt. Sau khi cài đặt bạn sẽ thấy có biểu tượng IE trên màn hình và có thể sử dụng được luôn.

2/ Cài đặt Internet Explorer trên Linux Desktop

The image “http://www.tatanka.com.br/ies4linux/design/logo.png” cannot be displayed, because it contains errors.

Đối với Linux dành cho desktop thì trình duyệt phổ biến nhất là Firefox, điều này thật khó khăn cho những người thiết kế web, không thể nào kiểm tra trang web của mình có chạy ổn định trên IE không, bài viết này hướng dẫn chúng ta cài đặt Internet Explorer trên Linux, mình sẽ dùng Ubuntu làm mẫu, những ai dùng bản Linux khác thì cài đặt tương tự.

Để sử dụng được IE trên Linux ta phải giả lập môi trường Windows trên Linux bằng chương trình Wine nổi tiếng.

$ sudo apt-get install wine cabextract binfmt-support

Quá trình cài đặt wine hoàn tất ta tiến hành download trực tiếp ies4linux tại mục tải phần mềm hoặc tại đây

Bạn có thể dùng lệnh để download

$ wget http://www.tapchilinux.com/download/39/

Giải nén tập tin
$ tar xvfz ies4linux-2.99.0.1.tar.gz

Chuyển vào thư mục của ies4linux
$ cd ies4linux-2.99.0.1

Tiến hành cài đặt với script của ies4linux
$ ./ies4linux

Lúc này bạn sẽ thấy màn hình cài đặt của ie4linux, tại đây bạn chọn phiên bản IE muốn cài đặt, ngôn ngữ, cài đặt flash.

Bạn có thể vào phần Advance để chọn lại đường dẫn của IE. Hình mình họa không phải là tiếng anh nên các bạn cũng đừng quan tâm vì sao màn hình cài đặt của mình hơi khác, mặc định ngôn ngữ cài đặt là tiếng anh.

Sau khi hoàn tất lựa chọn, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu.

Ngồi chơi vài phút, cài đặt hoàn thành

Đường dẫn cài đặt IE sẽ được thông báo sau khi quá trình cài đặt thành công, bạn ghi nhớ đường dẫn này lại để không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại, user nào thực hiện chạy file cài đặt ie4linux thì IE sẽ cài mặc định trong thư mục home của user và .

Để đơn giản cho việc chạy chương trình thì ta đưa IE vào thẳng trong mục menu để dễ sử dụng.

Chọn System –> Preferences –> Main Menu.

Chọn Internet bên panel bên trái, sau đó chọn New Item và điển các thông tin cần thiết.

Chú ý tại mục Command là đường dẫn IE được cài đặt.

Bây giờ bạn có thể sẳn sàng chạy IE trên Linux từ menu.
Nguồn: www.asianuxvietnam.vn

Cài đặt Wine trong Ubuntu 9.04

Đây là bài viết của một tác giả khác (không rõ tên) nhưng đã được chỉnh sửa:

Có thể nói Ubuntu là hệ điều hành Linux khá thân thiện khi sử dụng vì có những tính năng hoạt động khá giống Windows từ Copy , Paste , cách sử dụng chuột , khởi động các ứng dụng . Hiện nay hầu hết các ứng dụng điều có phiên bản dành cho hệ điều hành như FireFox , Opera , trình ghi đĩa Nero … nhưng còn 1 số ứng dụng không có phiên bản chạy trên hệ điều hành này như IE , Windows Media … thì sao ?

Bây giờ bạn không cần quan tâm lắm về vấn đề này vì đã có Wine . Wine là 1 ứng dụng giã lập môi trường làm việc giống Windows để bạn có thể chạy các ứng dụng dành cho Windows trên môi trường Linux 1 cách tốt nhất .

- Để cài ứng dụng này bạn có thể sử dụng cách cài đặt bằng dòng lệnh sau đây nhưng nhớ là máy của bạn cần phải nối mạng trong lúc cài đặt vì chương trình cần phải tải về 1 số gói ứng dụng để cài vào máy .

Bạn vào : “Applications/ Accessories/Terminal “ . Từ chế độ “Terminal” bạn cần cài đặt thêm các bước sau :

+ Bước 1 : tinh chỉnh lại file “sources.list” bằng dòng lệnh :
sudo nano /etc/apt/sources.list

+ Bước 2: nhập mật khẩu của mình và sau đó thêm dòng dòng lệnh sau xuống cuối cùng của file “sources.list” và lưu lại bằng cách nhất tổ hợp “Ctrl + O” .
deb http://wine.sourceforge.net/apt binary/

+ Bước 3: tiếp tự mở lại “Terminal” và gỏ dòng lệnh sau :
sudo apt-get update

+ Bước 4: cài gói Wine bằng dòng lệnh sau trong “Terminal” .
sudo apt-get install wine

Sau các công đoạn trên thì bạn đã có thể cài các ứng dụng của Windows như IE , Windows Media , WinRar , Photo Shop … trên Ubuntu được rồi . Các ứng dụng này điều có đuôi file là Exe hoặc MSI điều có thể cài được. Mặc định chương trình đã cài đặt ứng dụng “NotePad” mặc định cho bạn . Bây giờ chúng ta chỉ việc cài các ứng mà mình thấy cần thiết . Bạn có 2 cách để cài các ứng dụng này như sau :

+ Cách 1 : cài đặt ứng bằng dòng lệnh trong “Terminal” bằng cách gõ :
wine "?.exe"
với “?.exe” là đường dẫn file cài đặt .

+ Cách 2 : bạn có thể nhấp đuôi vào file cài đặt để cài ứng dụng . Chương trình mặc định sẽ tạo ra các thư mục “Program File” giống như cài các ứng dụng này .

Để chạy ứng dụng bạn cũng có 2 cách :

+ Cách 1: chạy bằng dòng lệnh với cấu trúc sau trên Terminal :
wine "?.exe" - Với “?.exe” là đường dẫn file chạy của ứng dụng đã cài .
Ví dụ : wine "c:\\Program Files\\Adobe\\Photoshop 6.0\\Photoshp.exe"

+ Cách 2: vào “Application / Wine / Program File / “ rồi nhấn vào chương trình mà mình cần chạy để khởi động chương trình này .

Qua thử nghiệm Wine trên hệ điều hành Ubuntu 8.0.4 cho thấy đã có thể cài vào chạy các ứng dụng sau : IE6 , Windows Media 9/10 , Photoshop 6 , Winrar mọi phiên bản …
Một điều khá thú vị là bạn cũng có thể sử dụng các chương trình Portable trên hệ điều hành khi đã cài Wine . Để chạy các ứng dụng Portable bạn chỉ cần nhấp đôi vào file chương trình để chạy , hoàn toàn tương tự như trên hệ điều hành Windows.

Cài đặt software không phải đuôi .DEB trong Ubuntu

giải nén ra, đọc hướng dẫn cài đặt

thường là
cd thư mục giải nén ra
./configure
make
sudo make install


Trong quá trình configure thấy thiếu gói thư viện nào thì cài gói đó trước và .. làm lại

rpm: dùng alien đổi sang deb.
tar.bzip2: giải nén sau đó
./configure
make
sudo make install
Exe thì dùng wine hoặc giả lập windows.

Cài đặt gói bzr:

Mã:

sudo apt-get install bzr
Sau đó bắt đầu:
1.Tải về thư mục cài đặt:

Mã:

bzr co http://bazaar.launchpad.net/~screenlets-dev/screenlets/trunk
Dung lượng bé nhưng hơi lâu

2.Nếu có phiên bản nào khác của screenlets, gỡ bỏ nó:
Applications/ Accessories/ Terminal

Mã:

cd screenlets "hoặc" cd trunk
sudo make uninstall
sudo rm -rf /usr/local/share/screenlets*
sudo rm -rf /usr/local/bin/screenlets*
sudo rm -rf /usr/lib/python2.4/site-packages/screenlets*
sudo rm -rf /usr/lib/python2.5/site-packages/screenlets*

3.Cài đặt:

Mã:

cd trunk
sudo python setup.py install

4.Chạy:

Mã:

screenlets-manager
Cập nhật phiên bản mới:

Mã:

cd trunk
bzr pull "hoặc" bzr update
Sau đó làm lại từ bước 2.

Chú ý: Mỗi dòng một lệnh.

Nguồn:compiz-fusion forum


Thủ thuật cài offline các gói phần mềm trong Ubuntu

Cũng như các hệ điều hành Linux khác, Ubuntu hỗ trợ tương đối tốt việc cài đặt các gói phần mềm qua mạng Internet. Khi cài đặt một phần mềm nào đó, bạn chỉ cần gõ một vài câu lệnh đơn giản, Ubuntu sẽ tự động tải về các gói phần mềm cần thiết và cài đặt. Nhưng nếu máy tính của bạn không nối mạng Internet thì khác hẳn, việc tìm đủ các gói cần thiết để cài một phần mềm nào đó, hay biên dịch mã nguồn... tương đối phức tạp, đặc biệt đối với những người không chuyên. Bài viết dưới đây giới thiệu với các bạn thủ thuật lưu và sử dụng offline các gói phần mềm đã cài đặt trong Ubuntu. Chỉ với một máy tính cài Ubuntu có nối mạng Internet, bạn có thể copy các phần mềm cần sử dụng và đem cài offline trên tất cả các máy khác trong hệ thống. Thủ thuật này cũng rất hữu ích khi bạn cần sao lưu các gói phần mềm đã cài đặt, sau này vì lý do nào đó phải cài lại HĐH, bạn khỏi mất công tải lại từ mạng Internet. Các bước thực hiện cụ thể như sau: I. Sao lưu các gói phần mềm (trên máy tính có nối mạng Internet, nên tiến hành thực hiện sau khi cài Ubuntu, để đảm bảo tất cả các gói cần sử dụng đều được tải về khi cài đặt). Bước 1. Đăng nhập với user ROOT. Bước 2. Vào thư mục /var/cache/apt/archives chuyển hết các tệp có đuôi *.deb (nếu có) cất ra thư mục khác, chỉ để lại thư mục partial và tệp lock. Bước 3. Tiến hành cài đặt phần mềm (dùng lệnh sudo apt-get install ten_phan_mem hoặc dùng Applications -> Add/Remove...). Sau khi đặt phần mềm, bạn sẽ thấy các gói cài đặt *.deb đã được tải về thư mục /var/cache/apt/archives. Bước 4. Chuyển toàn bộ những gói cài đặt *.deb trong thư mục /var/cache/apt/archives lưu riêng thành một thư mục, (nên đặt tên thư mục gợi nhớ đến phần mềm vừa cài), các gói này sẽ được sử dụng để cài offline trên các máy không kết nối Internet. Lặp lại bước 3 và 4 đến khi xong các gói phần mềm cần cài đặt. Chú ý: - Có thể một số gói phần mềm liên quan đã được tải về và cài đặt, nếu trước đó bạn đã cài những phần mềm khác. - Khi mới cài xong Ubuntu, bạn nên dùng lệnh sudo apt-get update và sudo apt-get upgrade để cập nhật, nâng cấp các gói phần mềm, rồi bạn lưu bộ cập nhật đó để sử dụng. II. Cài offline các gói phần mềm đã được sao lưu Bước 1. Đăng nhập hệ thống với user ROOT (khuyên dùng, tuy vậy bạn cũng có thể đăng nhập bằng user khác). Copy thư mục chứa các gói phần mềm cần cài đặt vào máy tính. Bước 2. Khởi động terminal (chọn Applications-> Accessories -> Terminal hoặc gõ Alt+F2 rồi gõ tiếp gnome-terminal và ấn Enter). Bước 3. dùng lệnh cd /<đường dẫn> để chuyển đến thư mục chứa gói phần mềm cần cài đặt. Bước 4. gõ lệnh sau để hệ thống cài đặt các gói *.deb trong thư mục: sudo dpkg -i *.deb Chú ý: - Bạn nên chạy các gói cập nhật/nâng cấp trước để cập nhật/nâng cấp hệ thống. - Bạn có thể cài đặt bằng cách nhấn đúp vào gói cài *.deb rồi chọn Install Package, khi đó bạn phải chú ý đến thứ tự các gói cài đặt, nếu có nhiều gói. Tôi đã sử dụng phương pháp trên (trong Ubuntu Desktop 7.04) sao lưu được tệp cài đặt bộ gõ tiếng Việt XVNKB (bộ cài đặt chỉ duy nhất có 1 tệp sau: xvnkb¬0.2.9a¬utf_i386.deb), và cài offline trên Ubuntu Desktop 7.04 và 7.10, bạn nào quan tâm có thể tải về từ địa chỉ sau:
Mã:
http://tinyurl.com/3xbp6x
Nguyễn Thị Hiền Email:
nguyenthihienls@gmail.com
nguồn : pcword.com.vn

Tinh chỉnh X-unikey trong Ubuntu

Để chạy X-unikey, bạn bấm Alt + F2, gõ unikey và enter. Để cấu hình cho unikey bạn vào thư mục Home bằng cách Places → Home, bấm Ctrl + H để hiện ra tất cả các tập tin ẩn. Vào thư mục có tên là .unikey (bao gồm cả dấu chấm), mở file options và chỉnh các thông số như sau (bạn có thể bấm Ctrl + F và gõ tên thông số vào để tìm vị trí của nó trong file):
Input: Thông số này quy định kiểu gõ, mặc định là kiểu gõ telex. Bạn có thể điều chỉnh kiểu gõ cho phù hợp với mình. Ví dụ bạn gõ kiểu gõ VNI thì bạn nhập vào chữ VNI ngay cho thông số đó thay cho Telex (Đây là bước cấu hình kiểu gõ cho X-Unikey cho những lần sau, ngoài ra nếu muốn chuyển kiểu gõ nhanh trong khi gõ bạn có thể bấm Ctrl + nhấn chuột phải vào chương trình).
Charset: Thông số này quy định bảng mã bao gồm: UNICODE, TCVN, VNI, VIQR, BK2. Mặc định là bảng mã Unicode được chọn, bạn cót thể điều chỉnh thông số này theo các giá trị được liệt kê ở trên. Ngoài tra, bạn có thể chuyển bảng mã nhanh trong khi gõ bằng cách bấm chuột phải vào chương trình.
FreeStyle: Đây là tùy chọn gõ tự do, cho phép gõ dấu ở cuối từ. Mặc định thông số này đặt là Yes. Nếu không thích bạn có thể đổi lại thành No để tắt nó.
Ngoài ra, trong Ubuntu, để có thể dùng X-Unikey để gõ trong Openoffice.org, bạn cần chỉnh một số thông số trong file options của X-Unikey. Thứ nhất, bạn chỉnh thông số “CommitMethod = Send” thành “CommitMethod = Forward”. Thứ hai, chỉnh “XimFlow = Static” thành “XimFlow = Dynamic”. Ok bây giờ gõ thử đi bạn.
À, để X-unikey có thể khởi động mỗi khi mở máy tính, bạn làm như thế này. Vào System → Preferences → Sessions(hoặc là startup applications) và nhấn nút Add, ở hai dòng Name và Comment gõ tên tùy ý , riêng dòng command gõ : unikey (hoặc nhấn Browse đến /usr/bin/unikey).

Install x-unikey in Linux

Các bộ gõ Tiếng Việt trong thế giới chim cánh cụt nổi tiếng nhất là xvnkb & x-unikey. Trong khi xvnkb chạy khá tốt trong GNOME & XFCE nhưng trong KDE lại thường gây ra lỗi là không thể login vào XWindow được, Vả lại xvnkb còn gây lỗi không thể automount CD trong ubuntu được. Bên cạnh đó x-unikey lại gõ rất tốt trong KDE, không bị lỗi automount CD như xvnkb nhưng hay bị lỗi với OpenOffice trong GNOME, XFCE. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách cài đặt x-unikey và khắc phục lỗi với openOffice nếu như sử dụng GNOME, XFCE

1. Đầu tiên hãy chắc rằng máy của bạn đã có hỗ trợ en_US.UTF-8 hoặc vi_VN.UTF-8 bằng cách vào terminal(hay konsole) gõ locale -a .Nếu như chưa có thì ta sẽ tạo mới-nên nhớ phải dùng quyền root (dùng sudo trước các command nếu như sử dụng ubuntu hoặc dùng su nếu sử dụng distro khác)

mkdir /usr/share/locale/en_US.UTF-8
localedef -v -ci en_US -f UTF-8 /usr/share/locale/en_US.UTF-8

(tạo địa phương en_US.UTF-8 )

hoặc:

mkdir /usr/share/locale/vi_VN.UTF-8
localedef -v -ci vi_VN -f UTF-8 /usr/share/locale/vi_VN.UTF-8

(tạo địa phương vi_VN.UTF-8 )

2. vào http://unikey.org/linux.php . Tại đây bạn có thể lựa chọn download soursecode hoặc cái gói DEB hoặc RPM tương ứng

  • Nếu bạn chọn gói DEB, dùng quyền root gõ dpkg -i filename.deb
  • Nếu bạn chọn gói RPM, dùng quyền root gõ rpm -i filename.rpm
  • Nếu bạn thích cài đặt từ soursecode: giải nén, chuyển vào thư mục vừa giải nén, gõ các lệnh:
./configure
make
make install (phải dùng quyền root)

3. Bây giờ bạn hãy vào thư mục ~ (thư mục /home/tên_của_bạn) mở file .bash_profile (chú ý đây là file ẩn) thêm vào các dòng sau:

export XMODIFIERS="@im=unikey"
export GTK_IM_MODULE="xim"
export LANG=en_US.UTF-8 (hoặc export LANG=vi_VN.UTF-8)
export LC_CTYPE=en_US.UTF-8 (hoặc export LC_CTYPE=vi_VN.UTF-8 )

Xong, bạn thử logout rồi login trở lại là gõ được tiếng việt

Cách khắc phục lỗi gõ tiếng việt ở OpenOffice chạy trên GNOME, XFCE

Nếu như trong OpenOffice, bạn gõ dấu tiếng việt nhưng chỉ ra các số thứ tự thì cách khắc phục như sau:

mở file options trong thư mục ~/.unikey tìm đến dòng CommitMethod = Send và sửa thành CommitMethod = Forward. Login lại bạn sẽ gõ được tiếng việt trong OpenOffice. Tuy nhiên để Forward gõ tiếng việt không tốt bằng Send, bạn cứ thử xem thế nào, nếu không thích thì cứ để Send rồi khi cần gõ trong OpenOffice thì chuyển qua Forward.

(http://silverhat.wordpress.com)

Install X-unikey for Ubuntu

Qua nhiều lần thử nghiệm các bộ gõ như scim, xvnkbX-unikey thì theo quan điểm của mình, mình thấy bộ gõ X-unikey là nhẹ nhất và ổn định nhất. Bộ gõ Xvnkb thường mắc lỗi lúc khởi động, hoặc khi muốn gỡ ra thì nó cũng gây những vấn đề phiền toái,..., bộ gõ Scim thì có thể sẽ khó cài với một số người mới sử dụng Ubuntu (nếu các bạn muốn tham khảo có thể vào link sau, xem hướng dẫn cách cài scim-unikey)
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng bộ gõ X-unikey trên Ubuntu :smile:


Đầu tiên các bạn sẽ vào trang này để download bộ gõ X-unikey cho Ubuntu về (file .deb). Bộ gõ mình đang sử dụng là bản X-unikey 1.0.4 DEB của bác Nguyễn Việt Đức. Các bạn có thể down bản mới hơn hoặc cũ hơn cũng được, theo mình là nếu các bạn đang sử dụng phiên bản Ubuntu càng mới thì cứ down bản X-unikey mới nhất về mà xài, còn nếu thấy bản X-unikey đó có lỗi thì có thể down bản cũ hơn về xài cũng được :smile:.
Sau khi down về xong các bạn sẽ có một file .deb, nhấp đúp vào file đó để cài như là cài một file .exe bên WIN vậy :smile: . Sau đó các bạn cứ nhấp Install Package, nó sẽ hỏi Password, đánh password vào và quá trình cài đặt sẽ bắt đầu. Cuối cùng các bạn nhấn Close để kết thúc quá trình cài đặt. Restart lại máy, bây giờ các bạn đã có thể sử dụng được X-unikey.

Sử dụng:
Bây giờ chúng ta sẽ mở Terminal lên (vào Applications ---> Accessories ---> Terminal) và gõ chữ unikey vào. Các bạn sẽ thấy một ô nhỏ của X-unikey ở góc phải phía dưới màn hình.
Sử dụng rất đơn giản, nhấp chuột trái là tắt/mở X-unikey (ngoài ra có thể sử dụng phím tắt là Ctrl+Shift), nhấp chuột phải là chuyển đổi kiểu gõ (bao gồm các kiểu UTF8 (Unicode), VIQR, TCVN, VNI, BK2).
Một lỗi nhỏ của X-unikey trong quá trình sử dụng là thỉnh thoảng không gõ được Tiếng Việt (khi mở Open Office lên, chuyển qua lại giữa các box văn bản,...) thì các bạn chỉ cần đưa con trỏ đến phần văn muốn gõ, sau đó tắt X-unikey đi rồi bật lại (nhấp đúp chuột trái vào ô X-unikey nhỏ bên góc phải hoặc nhấn Ctrl+Shift hai lần), vậy là gõ được ngay :smile:

Muốn cho X-unikey tự động mở khi bật máy lên thì các bạn vào System/Preferences/Session (nếu là Ubuntu 9.04 thì là System/Preferences/Startup Applications), vào tab Startup Programs nhấn vào nút add sẽ thấy ba dòng, dòng NameComment các bạn có thể đặt tùy ý, còn phần Command thì các bạn gõ vào chữ unikey, sau đó nhấn nút add ---> Close để kết thúc quá trình này :smile:.

Để gỡ bỏ X-unikey, các bạn dùng lệnh:
sudo apt-get purge x-unikey

Chúc các bạn thành công :smile:
Nguồn: ubuntu-vn.com

Logon Ubuntu with root account

Mặc định Ubuntu không cho phép người dùng đăng nhập với quyền root (là quyền cao nhất). Đối với những người dùng Ubuntu dạng Termial (dòng lệnh) thì điều này cũng không phiền hà lắm. Vì khi muốn cho một lệnh chạy ở quyền root, thì họ chỉ cần thêm "sudo" vào đầu dòng lệnh, và nhập mật khẩu khi được hỏi (chỉ hỏi trong lần đầu tiên sử dụng sudo). Nhưng việc không cho phép đăng nhập dưới quyền root thì lại là một rắc rối khi sử dụng Ubuntu có giao diện, vì tài khoản mà bạn có khi cài Ubuntu không có quyền root. Vì vậy, bạn không thể xoá, sửa, cắt, dán bất kì file hay thư mục nào cả. Để thực hiện việc này, bạn lại phải dùng Terminal. Vậy ra, giao diện lại mất đi ý nghĩa của nó. Thật ra, bạn vẫn có thể thao tác với bất khi file, hay thư mục nào, nếu như bạn login vào dưới quyền root.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn login vào Ubuntu dưới quyền root. Bạn chỉ đơn giản thực hiện những bước như sau:

1. Đặt mật khẩu cho tài khoản root:

Trước tiên, bạn phải đặt mật khẩu cho tài khoản root của bạn. Để làm việc này, bạn chỉ cần đăng nhập vào Ubuntu bằng tài khoản bạn tạo khi cài Ubuntu.

Vào menu Applications -> Accessories -> Termial. Sau đó, gõ dòng lệnh sau:

sudo passwd root

Sau đó, bạn phải nhập mật khẩu của tài khoản bạn đang dùng. Sau đó, mới nhập mật khẩu mới cho tài khoản root.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc này qua giao diện bằng cách vào menu System> Administration> Users and Groups. Chọn root, sau đó click nút Properties, rồi nhập mật khẩu vào mục Set password by hand.

Trường hợp bạn thấy dòng root mờ đi, và không cho chọn, thì bạn bấm vào nút Unlock, rồi nhập mật khẩu của tài khoản đang dùng vào.

2. Cho phép đăng nhập bằng tài khoản root:

Để cho phép đăng nhập bằng tài khoản root, bạn vào System> Administration> Login Window.


Chọn tab Security, và đánh dấu vào dòng Allow local system administrator login. Rồi bấm OK.

Từ giờ, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản root với password mà bạn đã đặt ở bước một.

(www.trickcode.com)