Hôm qua, trong công ty mình có yêu cầu cài cho máy tính cả 2 cái word 2003 và 2007. Ban đầu cài đặt thì không sao, nhưng sau khi cài xong. Mỗi khi mơ lên sẽ tốn khoảng 1 phút để nó cấu hình lại từ đầu.
Sau đó, mình đã lên mạng và tìm được cách khắc phục sau. Thấy hay nên share cho anh em đọc. xin lỗi nếu đã có post rồi nha.
Vào Start => Run , gõ Regedit. Tìm đến khóa
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\W ord\Options
Và
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\W ord\Options
Sau đó vào New => DWORD Value với tên ‘NoRereg’ , thiết lập giá trị là 1
Lưu ý : Nếu bạn tạo giá trị này ở cá hai phiên bản, thì file *.docx được mở bởi Word 2007 , *.doc được mở bởi Word 2003. Nếu bạn tạo giá trị ở HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Option s , cả 2 dạng file sẽ được mở bởi Word 2007.
Tương tự với Excel và PowerPoint
Nguồn : www.nhatnghe.com
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009
Tìm hiểu về công nghệ RAID
Trong vài năm trở lại đây, từ chỗ là một thành phần “xa xỉ” chỉ có trên các hệ thống máy tính lớn, máy trạm, máy chủ, RAID đã được đưa vào các máy tính để bàn dưới dạng tích hợp đơn giản. Tuy nhiên, có thể người mua biết bo mạch chủ (BMC) của mình có công nghệ RAID nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả. Bài viết này giới thiệu thông tin cơ bản về RAID cũng như một vài kinh nghiệm sử dụng để tăng sức mạnh cho PC.
RAID LÀ GÌ?
RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:
1. RAID 0
Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều.
Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.
2. RAID 1
Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
3. RAID 0+1
Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0+1 đã ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai “đàn anh”. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.
4. RAID 5
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
5. JBOD
JBOD (Just a Bunch Of Disks) thực tế không phải là một dạng RAID chính thống, nhưng lại có một số đặc điểm liên quan tới RAID và được đa số các thiết bị điều khiển RAID hỗ trợ. JBOD cho phép bạn gắn bao nhiêu ổ đĩa tùy thích vào bộ điều khiển RAID của mình (dĩ nhiên là trong giới hạn cổng cho phép). Sau đó chúng sẽ được “tổng hợp” lại thành một đĩa cứng lớn hơn cho hệ thống sử dụng. Ví dụ bạn cắm vào đó các ổ 10GB, 20GB, 30GB thì thông qua bộ điều khiển RAID có hỗ trợ JBOD, máy tính sẽ nhận ra một ổ đĩa 60GB. Tuy nhiên, lưu ý là JBOD không hề đem lại bất cứ một giá trị phụ trội nào khác: không cải thiện về hiệu năng, không mang lại giải pháp an toàn dữ liệu, chỉ là kết nối và tổng hợp dung lượng mà thôi.
6. Một số loại RAID khác
Ngoài các loại được đề cập ở trên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại RAID khác nhưng chúng không được sử dụng rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các hệ thống máy tính phục vụ mục đích riêng, có thể kể như: Level 2 (Error-Correcting Coding), Level 3 (Bit-Interleaved Parity), Level 4 (Dedicated Parity Drive), Level 6 (Independent Data Disks with Double Parity), Level 10 (Stripe of Mirrors, ngược lại với RAID 0+1), Level 7 (thương hiệu của tập đoàn Storage Computer, cho phép thêm bộ đệm cho RAID 3 và 4), RAID S (phát minh của tập đoàn EMC và được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ Symmetrix của họ). Bên cạnh đó còn một số biến thể khác, ví dụ như Intel Matrix Storage cho phép chạy kiểu RAID 0+1 với chỉ 2 ổ cứng hoặc RAID 1.5 của DFI trên các hệ BMC 865, 875. Chúng tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng đa phần đều là bản cải tiến của các phương thức RAID truyền thống.
BẠN CẦN GÌ ĐỂ CHẠY RAID?
Để chạy được RAID, bạn cần tối thiểu một card điều khiển và hai ổ đĩa cứng giống nhau. Đĩa cứng có thể ở bất cứ chuẩn nào, từ ATA, Serial ATA hay SCSI, tốt nhất chúng nên hoàn toàn giống nhau vì một nguyên tắc đơn giản là khi hoạt động ở chế độ đồng bộ như RAID, hiệu năng chung của cả hệ thống sẽ bị kéo xuống theo ổ thấp nhất nếu có. Ví dụ khi bạn bắt ổ 160GB chạy RAID với ổ 40GB (bất kể 0 hay 1) thì coi như bạn đã lãng phí 120GB vô ích vì hệ thống điều khiển chỉ coi chúng là một cặp hai ổ cứng 40GB mà thôi (ngoại trừ trường hợp JBOD như đã đề cập). Yếu tố quyết định tới số lượng ổ đĩa chính là kiểu RAID mà bạn định chạy. Chuẩn giao tiếp không quan trọng lắm, đặc biệt là giữa SATA và ATA. Một số BMC đời mới cho phép chạy RAID theo kiểu trộn lẫn cả hai giao tiếp này với nhau. Điển hình như MSI K8N Neo2 Platinum hay dòng DFI Lanparty NForce4.
Bộ điều khiển RAID (RAID Controller) là nơi tập trung các cáp dữ liệu nối các đĩa cứng trong hệ thống RAID và nó xử lý toàn bộ dữ liệu đi qua đó. Bộ điều khiển này có nhiều dạng khác nhau, từ card tách rời cho dến chip tích hợp trên BMC.
Đối với các hệ thống PC, tuy chưa phổ biến nhưng việc chọn mua BMC có RAID tích hợp là điều nên làm vì nói chung đây là một trong những giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống rõ rệt và rẻ tiền nhất, chưa tính tới giá trị an toàn dữ liệu của chúng. Trong trường hợp BMC không có RAID, bạn vẫn có thể mua được card điều khiển PCI trên thị trường với giá không cao lắm.
Một thành phần khác của hệ thống RAID không bắt buộc phải có nhưng đôi khi là hữu dụng, đó là các khay hoán đổi nóng ổ đĩa. Nó cho phép bạn thay các đĩa cứng gặp trục trặc trong khi hệ thống đang hoạt động mà không phải tắt máy (chỉ đơn giản là mở khóa, rút ổ ra và cắm ổ mới vào). Thiết bị này thường sử dụng với ổ cứng SCSI và khá quan trọng đối với các hệ thống máy chủ vốn yêu cầu hoạt động liên tục.
Về phần mềm thì khá đơn giản vì hầu hết các hệ điều hành hiện đại đều hỗ trợ RAID rất tốt, đặc biệt là Microsoft Windows. Nếu bạn sử dụng Windows XP thì bổ sung RAID khá dễ dàng. Quan trọng nhất là trình điều khiển nhưng thật tuyệt khi chúng đã được kèm sẵn với thiết bị. Việc cài đặt RAID có thể gây một vài rắc rối nếu bạn thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn có hướng giải quyết trong phần sau của bài viết.
Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi người dung nâng cấp RAID cho hệ thống. Nếu hệ thống RAID bổ sung chỉ được dùng với mục đích lưu trữ hoặc làm nơi trao đổi thông tin tốc độ cao thì việc cài đặt rất đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn dự định dùng nó làm nơi cài hệ điều hành, phần mềm thì sẽ rất rắc rối và phải cài đặt lại toàn bộ từ con số 0.
RAID CHO RIÊNG MÌNH
1. Chọn kiểu RAID
Vậy là bạn đã quyết tâm nâng cấp hệ thống của mình lên tầm cao mới. Nhưng chọn lựa kiểu RAID phù hợp không hẳn đã đơn giản như bạn nghĩ. Với điều kiện tại Việt , bạn có thể chọn một số giải pháp RAID bao gồm 0, 1, 0+1 và 5. Trong đó RAID 0, 1 là kinh tế nhất và thường có trên hầu hết các dòng BMC hiện tại. Kiểu RAID 0+1 và 5 thường chỉ có trên những loại cao cấp, đắt tiền.
RAID 0 chắc chắn là lựa chọn đem lại tốc độ cao nhất nhưng cũng là thứ mong manh nhất. Ví dụ bạn sử dụng 4 đĩa cứng ở RAID 0 thì tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới hơn 100MB/s. Đây là con số hết sức hấp dẫn với bất kì người dùng PC nào. Tuy thế khả năng mất dữ liệu cũng tăng tỉ lệ lên 4 lần. Đĩa cứng máy tính là một sản phẩm máy móc có chuyển động và sẽ bị “lão hóa” dần sau thời gian dài sử dụng (thật may là thời gian đĩa cứng lão hóa khá dài). Ngoài ra, trục trặc điện lưới hay lỗi phần điều khiển cũng có thể dẫn tới thảm họa. Vì vậy, không nên sử dụng RAID 0 để lưu trữ dữ liệu lâu dài nhưng nó lại là lựa chọn số một cho các ổ đĩa tạm cần tốc độ cao, ví dụ lưu trữ cơ sở dữ liệu web. Và nếu bạn định sử dụng lâu dài, hãy thêm một vài ổ cứng và chuyển sang hệ thống RAID 0+1. Điều đó thực sự lý tưởng nếu có nguồn tài chính dồi dào.
RAID 1 nếu chạy một mình sẽ không có tác dụng gì ngoài chuyện tạo thêm một ổ đĩa nữa giống hệt như ổ chính. Người dùng thông thường có thể không thấy hứng thú với RAID 1, ngoại trừ những ai phải lưu trữ và quản lý những tài liệu thực sự quan trọng như các máy chủ lưu thông tin khách hàng hoặc tài khoản. Nếu dùng RAID 1, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm các khay tráo đổi nóng vì sẽ giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng hơn (bạn có thể tháo lắp ổ và tiến hành tạo bản sao sang ổ mới bổ sung trong khi hệ thống đang làm việc bình thường).
(PC World)
RAID 5 vào thời điểm hiện tại đang là lựa chọn số 1 cho mọi loại hình máy tính nhờ khả năng vừa sửa lỗi vừa tăng tốc. Nếu bạn dự kiến xây dựng một hệ thống RAID từ 4 đĩa cứng trở lên thì RAID 5 chắc chắn là giải pháp tối ưu.
Các loại RAID kết hợp, ví dụ RAID 0+1 hay RAID 50 (5+0) thường cho những đặc điểm của các kiểu RAID thành phần, tuy nhiên bạn nên cân nhắc và chỉ sử dụng nếu cần thiết vì chi phí cho linh kiện khá cao. Chúng ta có thể tổng kết lại như trong bảng.
2. Chọn lựa phần cứng
Việc đầu tiên là chọn lựa linh kiện phù hợp. Về chipset điều khiển RAID, bạn không có nhiều lựa chọn vì cơ bản chúng được tích hợp trên BMC. Tuy nhiên bạn cần chú ý những điểm sau.
Hiện tại bộ điều khiển RAID tích hợp thường gồm hai loại chính: chip điều khiển gắn lên BMC hoặc hỗ trợ sẵn từ trong chipset. Thông dụng gồm:
Chipset tích hợp:
+ Intel ICH5R, ICH6, ICH7. Những chipset cầu nam (SouthBridge) này đi kèm với dòng i865/875/915/925/945/955.
+ nVIDIA nForce2-RAID (AMD), nForce 3 Series (AMD A64), nForce 4 Series (AMD A64/ Intel 775).
Chip điều khiển bên ngoài: Có khá nhiều chủng loại của các hãng khác nhau như Promise Technology, Silicon Image, Adaptec, nhưng thường thấy nhất là hai dòng Silicon Image Sil3112 và 3114.
Những loại được tích hợp trong chip cầu nam thường có độ trễ thấp, dễ sử dụng. Tuy nhiên tính năng thường không nhiều và phần mềm còn hạn chế, đôi khi “lạm dụng” tài nguyên hệ thống cho tác vụ đọc/ghi. Các loại sử dụng chip của hãng thứ ba thì độ trễ thường cao hơn (không đáng kể), phần mềm và tính năng có phần phong phú hơn, sử dụng tối thiểu tài nguyên; các loại card rời thì dễ thay đổi, tháo lắp khi cần thiết. Tuy vậy bạn cần chú ý một điều cực kì quan trọng là loại Silicon Image Sil3112 có tính tương thích tương đối kém, do đó khi chuyển sang các hệ RAID khác có thể bị mất dữ liệu. Sil3114 và cao hơn đã khắc phục được lỗi này. Các hệ nForce và ICH5,6,7 có thể trao đổi ổ cứng qua lại dễ dàng, BIOS RAID của chúng cũng thông minh hơn và thường có khả năng nhận diện những nhóm ổ cứng RAID định dạng sẵn.
Một số BMC mới nhất ví dụ như DFI Lanparty NF4 SLI-DR có hỗ trợ cả RAID 5. Về giao tiếp dành cho máy tính để bàn, thông thường bạn chỉ tìm thấy các loại PATA hoặc SATA và vì phải sử dụng nhiều cáp, SATA sẽ là lựa chọn sáng suốt hơn ngay cả khi không tính đến tốc độ nhanh hơn và nhiều cải tiến công nghệ. Nếu dồi dào về tài chính, bạn có thể để mắt đến một số sản phẩm tương đối chuyên nghiệp cho phép cắm thêm RAM để dùng như bộ đệm cực lớn nhằm tăng tốc độ đáng kể.
Về ổ cứng thì bạn nên chọn các loại có khả năng truyền dữ liệu lớn và tốc độ truy xuất nhanh. Tốc độ truy xuất (Access Time) chỉ định thời gian cần thiết để đĩa cứng tìm thấy dữ liệu cần dùng và thông số này càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra ổ cứng cũng nên có bộ đệm lớn (8MB trở lên), một số model mới có dung lượng bộ đệm 16MB và những công nghệ cho phép tăng hiệu năng làm việc đáng kể (như Seagate NCQ chẳng hạn). Tốt nhất các ổ cứng nên giống nhau vì RAID sẽ bị ảnh hưởng nếu có ổ đĩa chậm chạp hoặc dung lượng bé theo đúng tiêu chí “con sâu làm rầu nồi canh”.
3. Cài đặt RAID
Việc cài đặt RAID nói chung chủ yếu dựa vào BIOS của mainboard, RAID Controller và hầu như không có gì khó khăn.
Sau khi đã cắm ổ cứng vào đúng vị trí RAID trên bo mạch (tham khảo tài liệu đi kèm sản phẩm), bạn vào BIOS của BMC để bật bộ điều khiển RAID và chỉ định các cổng liên quan (thường trong mục Integrated Peripherals).
Sau thao tác này, bạn sẽ lưu thông số rồi khởi động lại máy tính. Chú ý thật kĩ màn hình thông báo và nhấn đúng tổ hợp phím khi máy tính yêu cầu (có thể là Ctrl+F hoặc F4 tùy bộ điều khiển RAID) để vào BIOS RAID.
Đối với BIOS RAID, mặc dù mỗi loại có một giao diện khác nhau (tham khảo tài liệu đi kèm) nhưng về cơ bản bạn phải thực hiện những thao tác sau:
+ Chỉ định những ổ cứng sẽ tham gia RAID.
+ Chọn kiểu RAID (0/1/0+1/5).
+ Chỉ định Block Size: Đây là chìa khóa ảnh hưởng rất lớn tới hiệu năng của giàn ổ cứng chạy RAID. Đối với RAID dạng Striping, Block size cũng có nghĩa là Stripe Size. Nếu thông số này thiết lập không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì sẽ gây lãng phí bộ nhớ và giảm hiệu năng. Ví dụ nếu Block Size có giá trị là 64KB thì tối thiểu sẽ có 64KB được ghi vào ổ đĩa trong mọi trường hợp, ngay cả khi đó là một file text có dung lượng 2KB. Vì thế giá trị này nên xấp xỉ tương ứng với kích thước trung bình của các file bạn dùng. Nếu ổ cứng chứa nhiều file nhỏ ví dụ tài liệu Word, bạn nên để block size bé, nếu chứa nhiều phim ảnh hoặc nhạc, block size lớn sẽ cho hiệu năng cao hơn (nhất là với hệ thống RAID 0).
Bên cạnh đó, Block size còn có một chức năng khác quyết định việc file sẽ được ghi vào đâu. Quay về với ví dụ Block Size 64KB, nếu như file có kích thước nhỏ hơn 64KB, nó sẽ chỉ được ghi vào một ổ cứng trong hệ thống RAID và như vậy sẽ không có bất cứ sự cải thiện hiệu năng nào. Trong một trường hợp khác, một file có kích thước 150KB sẽ được ghi vào 3 ổ đĩa với các đoạn 64KB + 64KB + 22KB và bộ điều khiển có thể đọc thông tin từ ba ổ cùng lúc cho phép tăng tốc đáng kể. Nếu bạn chọn block size là 128KB thì file đó chỉ được ghi vào 2 ổ 128KB + 22KB mà thôi. Thực tế bạn nên chọn Block Size là 128KB cho các máy tính để bàn trừ khi có nhu cầu riêng.
Sau khi bộ điều khiển đã nhận biết hoàn hảo hệ đĩa cứng mới, bạn tiến hành cài đặt hệ điều hành cũng như format ổ RAID. Windows XP là một lựa chọn sáng suốt.
Việc cài đặt Windows nói chung cũng giống như bình thường nhưng bạn cần chuẩn bị một ổ đĩa mềm và đĩa mềm chứa trình điều khiển (driver) cho bộ điều khiển RAID. Ngay sau khi nhấn bàn phím để vào cài đặt, bạn phải chú ý dòng chữ phía dưới màn hình cài Windows để nhấn F6 kịp lúc. Sau đó chờ một lát và khi được hỏi, bạn nhấn S để đưa driver RAID vào cài đặt.
Các bước còn lại, bạn thao tác đúng như với việc cài đặt trên một đĩa cứng bình thường.
Sau khi đã ổn định được hệ thống, bạn chú ý cài thêm những tiện ích điều khiển hệ thống RAID để tận dụng các tính năng mở rộng và đôi khi là cả hiệu năng nữa. Có thể liệt kê một số chương trình như Intel Application Acceleration RAID Edition hay nVIDIA RAID Manager...
Chú ý chung:
Nếu bạn đang có một ổ đĩa đầy dữ liệu và muốn thiết lập RAID 0, bạn phải format ổ và làm lại mọi thứ. Vì thế hãy tìm cho mình một phương án sao lưu phù hợp. Nếu sử dụng RAID 1 thì việc này không cần thiết.
Thông thường với một hệ thống RAID 0 bạn nên có thêm một ổ cứng nhỏ để lưu những thứ tối quan trọng phòng khi có trục trặc mặc dù rất khó xảy ra.
Khi máy tính khởi động lại (đặc biệt là khi bị khởi động bất thường), có thể hệ thống sẽ dừng lại khá lâu ở quá trình bộ điều khiển RAID nhận diện các ổ đĩa, thậm chí có thể có nhiều tiếng động lạ phát ra ở phần cơ đĩa cứng. Bạn không phải lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường do bộ điều khiển phải đồng bộ hoạt động của tất các ổ trong nhóm RAID mà nó quản lý.
Các nhóm đĩa cứng RAID thường gồm vài ổ đĩa cứng hoạt động cạnh nhau nên nhiệt lượng tỏa ra khá lớn, không có lợi về lâu dài. Bạn hãy tìm giải pháp giải nhiệt nếu có điều kiện để tránh rắc rối ngoài ý muốn.
Kiểu RAID
Số lượng đĩa cứng
Tính bảo mật
Dung lượng cuối
Hiệu năng
Độ an toàn dữ liệu
Giá thành
0
1+
Bình thường
100%
Rất tốt
Kém
Rất Thấp
1
2
Tốt
50%
Khá
Tốt
Thấp
5
3+
Khá
(x-1)/x
Tốt
Tốt
Trung bình
0+1
4,6,8
Tốt
50%
Tốt
Tốt
Cao
TỔNG KẾT
Giá trị mà RAID mang lại cho hệ thống là không thể phủ nhận - sự an toàn, hiệu năng cao hơn tùy cấu hình. Thực tế cho thấy RAID 0 và 0+1 được ưa chuộng nhất trong môi trường gia đình. RAID 0 nhanh nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, chỉ cần một trục trặc là coi như mọi chuyện chấm dứt. Trong khi đó RAID 1 mặc dù đem lại khả năng bảo đảm an toàn thông tin nhất nhưng cũng thường đem lại cho người dùng cảm giác lãng phí (chi tiền cho 2 ổ cứng mà hiệu năng và dung lượng chỉ được 1). RAID 5 đem lại hiệu năng cũng như độ an toàn cao nhưng thiết bị điều khiển thường khá đắt, đó là chưa kể đến số tiền chi cho ổ cứng cũng nhiều hơn nên ít người quan tâm trừ khi công việc cần đến. Chính vì thế, một số người dùng lại quay sang hướng sử dụng các ổ đĩa SCSI để giải quyết vấn đề hiệu năng/an toàn thông tin, tuy nhiên chi phí cho một hệ thống SCSI loại tốt có thể còn đắt hơn nữa.
Nếu để ý kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy chuẩn IDE có nhiều vấn đề ví dụ các ổ đĩa không được thiết kế để chạy liên tục (rất quan trọng đối với các hệ thống máy chủ), dây cáp ATA hiện tại còn quá cồng kềnh nên khi sử dụng nhiều ổ đĩa sẽ dẫn tới hiện tượng chật kín case và trong trường hợp xấu nhất, nhiệt lượng tỏa ra sẽ dẫn tới trục trặc hệ thống. Nhưng với công nghệ ngày càng phát triển và những chuẩn mới như SATA ra đời, chắc chắn RAID sẽ có một tương lai tươi sáng và trở thành người bạn đồng hành lý tưởng cho các hệ thống máy tính cá nhân cao cấp.
Nguon : http://www.vnexperts.net
RAID LÀ GÌ?
RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:
1. RAID 0
Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều.
Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.
2. RAID 1
Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
3. RAID 0+1
Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0+1 đã ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai “đàn anh”. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.
4. RAID 5
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
5. JBOD
JBOD (Just a Bunch Of Disks) thực tế không phải là một dạng RAID chính thống, nhưng lại có một số đặc điểm liên quan tới RAID và được đa số các thiết bị điều khiển RAID hỗ trợ. JBOD cho phép bạn gắn bao nhiêu ổ đĩa tùy thích vào bộ điều khiển RAID của mình (dĩ nhiên là trong giới hạn cổng cho phép). Sau đó chúng sẽ được “tổng hợp” lại thành một đĩa cứng lớn hơn cho hệ thống sử dụng. Ví dụ bạn cắm vào đó các ổ 10GB, 20GB, 30GB thì thông qua bộ điều khiển RAID có hỗ trợ JBOD, máy tính sẽ nhận ra một ổ đĩa 60GB. Tuy nhiên, lưu ý là JBOD không hề đem lại bất cứ một giá trị phụ trội nào khác: không cải thiện về hiệu năng, không mang lại giải pháp an toàn dữ liệu, chỉ là kết nối và tổng hợp dung lượng mà thôi.
6. Một số loại RAID khác
Ngoài các loại được đề cập ở trên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại RAID khác nhưng chúng không được sử dụng rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các hệ thống máy tính phục vụ mục đích riêng, có thể kể như: Level 2 (Error-Correcting Coding), Level 3 (Bit-Interleaved Parity), Level 4 (Dedicated Parity Drive), Level 6 (Independent Data Disks with Double Parity), Level 10 (Stripe of Mirrors, ngược lại với RAID 0+1), Level 7 (thương hiệu của tập đoàn Storage Computer, cho phép thêm bộ đệm cho RAID 3 và 4), RAID S (phát minh của tập đoàn EMC và được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ Symmetrix của họ). Bên cạnh đó còn một số biến thể khác, ví dụ như Intel Matrix Storage cho phép chạy kiểu RAID 0+1 với chỉ 2 ổ cứng hoặc RAID 1.5 của DFI trên các hệ BMC 865, 875. Chúng tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng đa phần đều là bản cải tiến của các phương thức RAID truyền thống.
BẠN CẦN GÌ ĐỂ CHẠY RAID?
Để chạy được RAID, bạn cần tối thiểu một card điều khiển và hai ổ đĩa cứng giống nhau. Đĩa cứng có thể ở bất cứ chuẩn nào, từ ATA, Serial ATA hay SCSI, tốt nhất chúng nên hoàn toàn giống nhau vì một nguyên tắc đơn giản là khi hoạt động ở chế độ đồng bộ như RAID, hiệu năng chung của cả hệ thống sẽ bị kéo xuống theo ổ thấp nhất nếu có. Ví dụ khi bạn bắt ổ 160GB chạy RAID với ổ 40GB (bất kể 0 hay 1) thì coi như bạn đã lãng phí 120GB vô ích vì hệ thống điều khiển chỉ coi chúng là một cặp hai ổ cứng 40GB mà thôi (ngoại trừ trường hợp JBOD như đã đề cập). Yếu tố quyết định tới số lượng ổ đĩa chính là kiểu RAID mà bạn định chạy. Chuẩn giao tiếp không quan trọng lắm, đặc biệt là giữa SATA và ATA. Một số BMC đời mới cho phép chạy RAID theo kiểu trộn lẫn cả hai giao tiếp này với nhau. Điển hình như MSI K8N Neo2 Platinum hay dòng DFI Lanparty NForce4.
Bộ điều khiển RAID (RAID Controller) là nơi tập trung các cáp dữ liệu nối các đĩa cứng trong hệ thống RAID và nó xử lý toàn bộ dữ liệu đi qua đó. Bộ điều khiển này có nhiều dạng khác nhau, từ card tách rời cho dến chip tích hợp trên BMC.
Đối với các hệ thống PC, tuy chưa phổ biến nhưng việc chọn mua BMC có RAID tích hợp là điều nên làm vì nói chung đây là một trong những giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống rõ rệt và rẻ tiền nhất, chưa tính tới giá trị an toàn dữ liệu của chúng. Trong trường hợp BMC không có RAID, bạn vẫn có thể mua được card điều khiển PCI trên thị trường với giá không cao lắm.
Một thành phần khác của hệ thống RAID không bắt buộc phải có nhưng đôi khi là hữu dụng, đó là các khay hoán đổi nóng ổ đĩa. Nó cho phép bạn thay các đĩa cứng gặp trục trặc trong khi hệ thống đang hoạt động mà không phải tắt máy (chỉ đơn giản là mở khóa, rút ổ ra và cắm ổ mới vào). Thiết bị này thường sử dụng với ổ cứng SCSI và khá quan trọng đối với các hệ thống máy chủ vốn yêu cầu hoạt động liên tục.
Về phần mềm thì khá đơn giản vì hầu hết các hệ điều hành hiện đại đều hỗ trợ RAID rất tốt, đặc biệt là Microsoft Windows. Nếu bạn sử dụng Windows XP thì bổ sung RAID khá dễ dàng. Quan trọng nhất là trình điều khiển nhưng thật tuyệt khi chúng đã được kèm sẵn với thiết bị. Việc cài đặt RAID có thể gây một vài rắc rối nếu bạn thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn có hướng giải quyết trong phần sau của bài viết.
Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi người dung nâng cấp RAID cho hệ thống. Nếu hệ thống RAID bổ sung chỉ được dùng với mục đích lưu trữ hoặc làm nơi trao đổi thông tin tốc độ cao thì việc cài đặt rất đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn dự định dùng nó làm nơi cài hệ điều hành, phần mềm thì sẽ rất rắc rối và phải cài đặt lại toàn bộ từ con số 0.
RAID CHO RIÊNG MÌNH
1. Chọn kiểu RAID
Vậy là bạn đã quyết tâm nâng cấp hệ thống của mình lên tầm cao mới. Nhưng chọn lựa kiểu RAID phù hợp không hẳn đã đơn giản như bạn nghĩ. Với điều kiện tại Việt , bạn có thể chọn một số giải pháp RAID bao gồm 0, 1, 0+1 và 5. Trong đó RAID 0, 1 là kinh tế nhất và thường có trên hầu hết các dòng BMC hiện tại. Kiểu RAID 0+1 và 5 thường chỉ có trên những loại cao cấp, đắt tiền.
RAID 0 chắc chắn là lựa chọn đem lại tốc độ cao nhất nhưng cũng là thứ mong manh nhất. Ví dụ bạn sử dụng 4 đĩa cứng ở RAID 0 thì tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới hơn 100MB/s. Đây là con số hết sức hấp dẫn với bất kì người dùng PC nào. Tuy thế khả năng mất dữ liệu cũng tăng tỉ lệ lên 4 lần. Đĩa cứng máy tính là một sản phẩm máy móc có chuyển động và sẽ bị “lão hóa” dần sau thời gian dài sử dụng (thật may là thời gian đĩa cứng lão hóa khá dài). Ngoài ra, trục trặc điện lưới hay lỗi phần điều khiển cũng có thể dẫn tới thảm họa. Vì vậy, không nên sử dụng RAID 0 để lưu trữ dữ liệu lâu dài nhưng nó lại là lựa chọn số một cho các ổ đĩa tạm cần tốc độ cao, ví dụ lưu trữ cơ sở dữ liệu web. Và nếu bạn định sử dụng lâu dài, hãy thêm một vài ổ cứng và chuyển sang hệ thống RAID 0+1. Điều đó thực sự lý tưởng nếu có nguồn tài chính dồi dào.
RAID 1 nếu chạy một mình sẽ không có tác dụng gì ngoài chuyện tạo thêm một ổ đĩa nữa giống hệt như ổ chính. Người dùng thông thường có thể không thấy hứng thú với RAID 1, ngoại trừ những ai phải lưu trữ và quản lý những tài liệu thực sự quan trọng như các máy chủ lưu thông tin khách hàng hoặc tài khoản. Nếu dùng RAID 1, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm các khay tráo đổi nóng vì sẽ giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng hơn (bạn có thể tháo lắp ổ và tiến hành tạo bản sao sang ổ mới bổ sung trong khi hệ thống đang làm việc bình thường).
(PC World)
RAID 5 vào thời điểm hiện tại đang là lựa chọn số 1 cho mọi loại hình máy tính nhờ khả năng vừa sửa lỗi vừa tăng tốc. Nếu bạn dự kiến xây dựng một hệ thống RAID từ 4 đĩa cứng trở lên thì RAID 5 chắc chắn là giải pháp tối ưu.
Các loại RAID kết hợp, ví dụ RAID 0+1 hay RAID 50 (5+0) thường cho những đặc điểm của các kiểu RAID thành phần, tuy nhiên bạn nên cân nhắc và chỉ sử dụng nếu cần thiết vì chi phí cho linh kiện khá cao. Chúng ta có thể tổng kết lại như trong bảng.
2. Chọn lựa phần cứng
Việc đầu tiên là chọn lựa linh kiện phù hợp. Về chipset điều khiển RAID, bạn không có nhiều lựa chọn vì cơ bản chúng được tích hợp trên BMC. Tuy nhiên bạn cần chú ý những điểm sau.
Hiện tại bộ điều khiển RAID tích hợp thường gồm hai loại chính: chip điều khiển gắn lên BMC hoặc hỗ trợ sẵn từ trong chipset. Thông dụng gồm:
Chipset tích hợp:
+ Intel ICH5R, ICH6, ICH7. Những chipset cầu nam (SouthBridge) này đi kèm với dòng i865/875/915/925/945/955.
+ nVIDIA nForce2-RAID (AMD), nForce 3 Series (AMD A64), nForce 4 Series (AMD A64/ Intel 775).
Chip điều khiển bên ngoài: Có khá nhiều chủng loại của các hãng khác nhau như Promise Technology, Silicon Image, Adaptec, nhưng thường thấy nhất là hai dòng Silicon Image Sil3112 và 3114.
Những loại được tích hợp trong chip cầu nam thường có độ trễ thấp, dễ sử dụng. Tuy nhiên tính năng thường không nhiều và phần mềm còn hạn chế, đôi khi “lạm dụng” tài nguyên hệ thống cho tác vụ đọc/ghi. Các loại sử dụng chip của hãng thứ ba thì độ trễ thường cao hơn (không đáng kể), phần mềm và tính năng có phần phong phú hơn, sử dụng tối thiểu tài nguyên; các loại card rời thì dễ thay đổi, tháo lắp khi cần thiết. Tuy vậy bạn cần chú ý một điều cực kì quan trọng là loại Silicon Image Sil3112 có tính tương thích tương đối kém, do đó khi chuyển sang các hệ RAID khác có thể bị mất dữ liệu. Sil3114 và cao hơn đã khắc phục được lỗi này. Các hệ nForce và ICH5,6,7 có thể trao đổi ổ cứng qua lại dễ dàng, BIOS RAID của chúng cũng thông minh hơn và thường có khả năng nhận diện những nhóm ổ cứng RAID định dạng sẵn.
Một số BMC mới nhất ví dụ như DFI Lanparty NF4 SLI-DR có hỗ trợ cả RAID 5. Về giao tiếp dành cho máy tính để bàn, thông thường bạn chỉ tìm thấy các loại PATA hoặc SATA và vì phải sử dụng nhiều cáp, SATA sẽ là lựa chọn sáng suốt hơn ngay cả khi không tính đến tốc độ nhanh hơn và nhiều cải tiến công nghệ. Nếu dồi dào về tài chính, bạn có thể để mắt đến một số sản phẩm tương đối chuyên nghiệp cho phép cắm thêm RAM để dùng như bộ đệm cực lớn nhằm tăng tốc độ đáng kể.
Về ổ cứng thì bạn nên chọn các loại có khả năng truyền dữ liệu lớn và tốc độ truy xuất nhanh. Tốc độ truy xuất (Access Time) chỉ định thời gian cần thiết để đĩa cứng tìm thấy dữ liệu cần dùng và thông số này càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra ổ cứng cũng nên có bộ đệm lớn (8MB trở lên), một số model mới có dung lượng bộ đệm 16MB và những công nghệ cho phép tăng hiệu năng làm việc đáng kể (như Seagate NCQ chẳng hạn). Tốt nhất các ổ cứng nên giống nhau vì RAID sẽ bị ảnh hưởng nếu có ổ đĩa chậm chạp hoặc dung lượng bé theo đúng tiêu chí “con sâu làm rầu nồi canh”.
3. Cài đặt RAID
Việc cài đặt RAID nói chung chủ yếu dựa vào BIOS của mainboard, RAID Controller và hầu như không có gì khó khăn.
Sau khi đã cắm ổ cứng vào đúng vị trí RAID trên bo mạch (tham khảo tài liệu đi kèm sản phẩm), bạn vào BIOS của BMC để bật bộ điều khiển RAID và chỉ định các cổng liên quan (thường trong mục Integrated Peripherals).
Sau thao tác này, bạn sẽ lưu thông số rồi khởi động lại máy tính. Chú ý thật kĩ màn hình thông báo và nhấn đúng tổ hợp phím khi máy tính yêu cầu (có thể là Ctrl+F hoặc F4 tùy bộ điều khiển RAID) để vào BIOS RAID.
Đối với BIOS RAID, mặc dù mỗi loại có một giao diện khác nhau (tham khảo tài liệu đi kèm) nhưng về cơ bản bạn phải thực hiện những thao tác sau:
+ Chỉ định những ổ cứng sẽ tham gia RAID.
+ Chọn kiểu RAID (0/1/0+1/5).
+ Chỉ định Block Size: Đây là chìa khóa ảnh hưởng rất lớn tới hiệu năng của giàn ổ cứng chạy RAID. Đối với RAID dạng Striping, Block size cũng có nghĩa là Stripe Size. Nếu thông số này thiết lập không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì sẽ gây lãng phí bộ nhớ và giảm hiệu năng. Ví dụ nếu Block Size có giá trị là 64KB thì tối thiểu sẽ có 64KB được ghi vào ổ đĩa trong mọi trường hợp, ngay cả khi đó là một file text có dung lượng 2KB. Vì thế giá trị này nên xấp xỉ tương ứng với kích thước trung bình của các file bạn dùng. Nếu ổ cứng chứa nhiều file nhỏ ví dụ tài liệu Word, bạn nên để block size bé, nếu chứa nhiều phim ảnh hoặc nhạc, block size lớn sẽ cho hiệu năng cao hơn (nhất là với hệ thống RAID 0).
Bên cạnh đó, Block size còn có một chức năng khác quyết định việc file sẽ được ghi vào đâu. Quay về với ví dụ Block Size 64KB, nếu như file có kích thước nhỏ hơn 64KB, nó sẽ chỉ được ghi vào một ổ cứng trong hệ thống RAID và như vậy sẽ không có bất cứ sự cải thiện hiệu năng nào. Trong một trường hợp khác, một file có kích thước 150KB sẽ được ghi vào 3 ổ đĩa với các đoạn 64KB + 64KB + 22KB và bộ điều khiển có thể đọc thông tin từ ba ổ cùng lúc cho phép tăng tốc đáng kể. Nếu bạn chọn block size là 128KB thì file đó chỉ được ghi vào 2 ổ 128KB + 22KB mà thôi. Thực tế bạn nên chọn Block Size là 128KB cho các máy tính để bàn trừ khi có nhu cầu riêng.
Sau khi bộ điều khiển đã nhận biết hoàn hảo hệ đĩa cứng mới, bạn tiến hành cài đặt hệ điều hành cũng như format ổ RAID. Windows XP là một lựa chọn sáng suốt.
Việc cài đặt Windows nói chung cũng giống như bình thường nhưng bạn cần chuẩn bị một ổ đĩa mềm và đĩa mềm chứa trình điều khiển (driver) cho bộ điều khiển RAID. Ngay sau khi nhấn bàn phím để vào cài đặt, bạn phải chú ý dòng chữ phía dưới màn hình cài Windows để nhấn F6 kịp lúc. Sau đó chờ một lát và khi được hỏi, bạn nhấn S để đưa driver RAID vào cài đặt.
Các bước còn lại, bạn thao tác đúng như với việc cài đặt trên một đĩa cứng bình thường.
Sau khi đã ổn định được hệ thống, bạn chú ý cài thêm những tiện ích điều khiển hệ thống RAID để tận dụng các tính năng mở rộng và đôi khi là cả hiệu năng nữa. Có thể liệt kê một số chương trình như Intel Application Acceleration RAID Edition hay nVIDIA RAID Manager...
Chú ý chung:
Nếu bạn đang có một ổ đĩa đầy dữ liệu và muốn thiết lập RAID 0, bạn phải format ổ và làm lại mọi thứ. Vì thế hãy tìm cho mình một phương án sao lưu phù hợp. Nếu sử dụng RAID 1 thì việc này không cần thiết.
Thông thường với một hệ thống RAID 0 bạn nên có thêm một ổ cứng nhỏ để lưu những thứ tối quan trọng phòng khi có trục trặc mặc dù rất khó xảy ra.
Khi máy tính khởi động lại (đặc biệt là khi bị khởi động bất thường), có thể hệ thống sẽ dừng lại khá lâu ở quá trình bộ điều khiển RAID nhận diện các ổ đĩa, thậm chí có thể có nhiều tiếng động lạ phát ra ở phần cơ đĩa cứng. Bạn không phải lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường do bộ điều khiển phải đồng bộ hoạt động của tất các ổ trong nhóm RAID mà nó quản lý.
Các nhóm đĩa cứng RAID thường gồm vài ổ đĩa cứng hoạt động cạnh nhau nên nhiệt lượng tỏa ra khá lớn, không có lợi về lâu dài. Bạn hãy tìm giải pháp giải nhiệt nếu có điều kiện để tránh rắc rối ngoài ý muốn.
Kiểu RAID
Số lượng đĩa cứng
Tính bảo mật
Dung lượng cuối
Hiệu năng
Độ an toàn dữ liệu
Giá thành
0
1+
Bình thường
100%
Rất tốt
Kém
Rất Thấp
1
2
Tốt
50%
Khá
Tốt
Thấp
5
3+
Khá
(x-1)/x
Tốt
Tốt
Trung bình
0+1
4,6,8
Tốt
50%
Tốt
Tốt
Cao
TỔNG KẾT
Giá trị mà RAID mang lại cho hệ thống là không thể phủ nhận - sự an toàn, hiệu năng cao hơn tùy cấu hình. Thực tế cho thấy RAID 0 và 0+1 được ưa chuộng nhất trong môi trường gia đình. RAID 0 nhanh nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, chỉ cần một trục trặc là coi như mọi chuyện chấm dứt. Trong khi đó RAID 1 mặc dù đem lại khả năng bảo đảm an toàn thông tin nhất nhưng cũng thường đem lại cho người dùng cảm giác lãng phí (chi tiền cho 2 ổ cứng mà hiệu năng và dung lượng chỉ được 1). RAID 5 đem lại hiệu năng cũng như độ an toàn cao nhưng thiết bị điều khiển thường khá đắt, đó là chưa kể đến số tiền chi cho ổ cứng cũng nhiều hơn nên ít người quan tâm trừ khi công việc cần đến. Chính vì thế, một số người dùng lại quay sang hướng sử dụng các ổ đĩa SCSI để giải quyết vấn đề hiệu năng/an toàn thông tin, tuy nhiên chi phí cho một hệ thống SCSI loại tốt có thể còn đắt hơn nữa.
Nếu để ý kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy chuẩn IDE có nhiều vấn đề ví dụ các ổ đĩa không được thiết kế để chạy liên tục (rất quan trọng đối với các hệ thống máy chủ), dây cáp ATA hiện tại còn quá cồng kềnh nên khi sử dụng nhiều ổ đĩa sẽ dẫn tới hiện tượng chật kín case và trong trường hợp xấu nhất, nhiệt lượng tỏa ra sẽ dẫn tới trục trặc hệ thống. Nhưng với công nghệ ngày càng phát triển và những chuẩn mới như SATA ra đời, chắc chắn RAID sẽ có một tương lai tươi sáng và trở thành người bạn đồng hành lý tưởng cho các hệ thống máy tính cá nhân cao cấp.
Nguon : http://www.vnexperts.net
Kinh nghiệm cài RAID cứng cho Sever Intel trên Linux
Sau hơn 1 giờ vật vã với con sever Iko Main Intel S3000, cuối cùng cũng cònig được cái Raid cứng cho nó, nói chung hơi vất vả tí và tiến trình như sau
Bước 1:
Lên trang intel.com tìm driver RAID cho cái main có hỗ trợ Linux http://support.intel.com. Nếu ai dùng dòng S3000 thì đây luôn
các thành phần chính trong đó:
megaide-5.19-0-sles10-0-all.img
megaide-5.19-0-sles10-1-all.img
megaide-5.19-0-sles9-3-all.img
megaide-5.19-0-sles9-4-all.img
megaide-5.19-rhel3.9-i386.img
megaide-5.19-rhel3.9-x86_64.img
megaide-5.19-rhel4.4-i386.img
megaide-5.19-rhel4.4-x86_64.img
megaide-5.19-rhel4.6-i386.img
megaide-5.19-rhel4.6-x86_64.img
megaide-5.19-rhel5-i386.img (32 bit)
megaide-5.19-rhel5-x86_64.img (64 bit)
megaide-5.19-rhel5.1-i386.img
megaide-5.19-rhel5.1-x86_64.img
Bước 2:
Chép vô USB
Bước 3:
Tạo raid array sử dụng Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility
Bước 4
Boot bằng đĩa linux của bạn,sau đó đánh lệnh "linux nostorage"
Bước 6
Tại màn hình lúc cài đặt bạn sẽ thấy xuất hiện nút “Add device”,chọn add device,sẽ thấy một list các driver
Bước 7
Bấm F2 chọn driver từ USB hoặc floppy disk usb
Lưu ý là bạn đã chép được driver vào USB (là các gói driver Duy đã nêu ở trên)
Bước 8
Chọn cài đặt DUD image,sau đó chọn device that corresponds to the floppy drive (sda in case of USB floppy)
Bước 9
au đó driver sẽ được load lại và xuất hiện màn hình các driver và bạn dễ dàng tìm thấy và chọn dòng “Update megaide driver” trong list
Chọn OK chờ load driver và bấm Done hoàn tất việc cài driver raid
Nguon : ngocduy2711@yahoo,com
Bước 1:
Lên trang intel.com tìm driver RAID cho cái main có hỗ trợ Linux http://support.intel.com. Nếu ai dùng dòng S3000 thì đây luôn
các thành phần chính trong đó:
megaide-5.19-0-sles10-0-all.img
megaide-5.19-0-sles10-1-all.img
megaide-5.19-0-sles9-3-all.img
megaide-5.19-0-sles9-4-all.img
megaide-5.19-rhel3.9-i386.img
megaide-5.19-rhel3.9-x86_64.img
megaide-5.19-rhel4.4-i386.img
megaide-5.19-rhel4.4-x86_64.img
megaide-5.19-rhel4.6-i386.img
megaide-5.19-rhel4.6-x86_64.img
megaide-5.19-rhel5-i386.img (32 bit)
megaide-5.19-rhel5-x86_64.img (64 bit)
megaide-5.19-rhel5.1-i386.img
megaide-5.19-rhel5.1-x86_64.img
Bước 2:
Chép vô USB
Bước 3:
Tạo raid array sử dụng Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility
Bước 4
Boot bằng đĩa linux của bạn,sau đó đánh lệnh "linux nostorage"
Bước 6
Tại màn hình lúc cài đặt bạn sẽ thấy xuất hiện nút “Add device”,chọn add device,sẽ thấy một list các driver
Bước 7
Bấm F2 chọn driver từ USB hoặc floppy disk usb
Lưu ý là bạn đã chép được driver vào USB (là các gói driver Duy đã nêu ở trên)
Bước 8
Chọn cài đặt DUD image,sau đó chọn device that corresponds to the floppy drive (sda in case of USB floppy)
Bước 9
au đó driver sẽ được load lại và xuất hiện màn hình các driver và bạn dễ dàng tìm thấy và chọn dòng “Update megaide driver” trong list
Chọn OK chờ load driver và bấm Done hoàn tất việc cài driver raid
Nguon : ngocduy2711@yahoo,com
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Configuring Software RAID1 on Fedora Core using Disk Druid during system install
RAID1 or mirroring configuration uses two hard drives to duplicates exactly one drive to the other. This provides hardware redundancy - if one drive fails the other can continue to operate independently. Hardware RAID is provided by the controller, which present to the operating system one logical drive and the RAID management is transparent.
Such RAID controllers manufacturers are Adaptec, LSI MegaRAID and 3ware. The last provides drivers for all operating system). Be aware of performance issues involved with software RAID.
Note: most of the onboard SATA RAID controllers are not a real hardware RAID, but just provide an extension for the operating system. A driver must be installed for proper use of such controllers. Also, Dell's PowerEdge 1850 and 1950 have the MegaRAID which require a driver to work properly under Linux.
If you tried to configure software RAID, and not followed the next steps, there is a good chance that you're not protected at all (did you ever test?). Further more, you might have bumped into many problems during the installation, such as disk not booting up after the installation, getting GRUB error messages during boot, system is bootable only when the primary disk is online but not when the secondary is, RAID is not working as you expect, and many more.
Configuring software RAID during the system install, using Disk Druid is not a trivial procedure. This document describe the steps you need to take in order for such configuration to work.
While writing this guide, I used two 8GB SATA hard drives; primary /dev/sda and secondary /dev/sdb. The BIOS was configured with the onboard SATA RAID disabled, and both drives were controlled directly by the BIOS. So the operating system see two hard drives.
0. To sum it up...
The following steps should be followed to achieve the goal:
•1. Partition and configure RAID using Disk Druid
•2. Build the RAID arrays
•3. Configure GRUB
•4. Test
Additional important steps:
•5. Check RAID status and put the RAID on monitor
•6. Recover from disk failure (god forbid)
1. Partition and configure RAID using Disk Druid
During the installation of Fedora, you'll be asked if to automatically partition using Disk Druid, or manually partition. No matter which you choose, you should delete all the existing partitions and start with a clean drivers (it will delete all your existing data - you should know):
There are 3 partitions you should create. /boot, swap and / (also referred as root). Our goal is to have both root and /boot partitions on the RAID1. It is unwise to put the swap on the software RAID as it will cause unnecessary overhead.
Important: The /boot partition should be the first one on the disk, i.e. start at cylinder 1. In addition, make sure you set "Force to be a primary partition" on each partition you create (unless you know what you're doing). A /boot partition of 100MB should be enough for most configurations.
Let's start with creating the /boot partition. Click on the RAID button and choose "Create a software RAID partition":
For the File System Type choose "Software RAID", select drive first drive and set a fixed size of 100MB:
Repeat the same for the second drive, resulting in two software RAID partitions of 100MB, one on each drive. Those partitions are now ready for RAID device and mount point creation:
Click on the RAID button and now choose "Create a RAID device". For the Mount Point choose "/boot", RAID Level should be RAID1, on device md0, as shown in the following figure:
Now create a swap partition. The swap partition size should at least match the size of the RAM. Swap should not reside on the software RAID so all you need to do is to click on New, and create a swap on each hard drive. The result will be two swap partitions, one on each drive:
Now, after creating the /boot and the swap partition, allocate the remaining free space as md1 and create the root partition on it. You should be now familiar with the steps. The final results of the partitioning should be similar to the following figure:
Complete the Fedora installation. When the system reboot it will probably halt ;( prior to loading GRUB. Error message may vary between file system errors, kernel panic, and GRUB error 17.
Don't be frustrated (yet) as there are some more actions you need to take.
2. Build the RAID arrays
Boot from the first installation CD, but instead of starting the installation type "linux rescue" to start the command prompt rescue mode. On the command prompt set a new root and build the RAID array:
sh-3.00# chroot /mnt/sysimage
RAID status is reported through the file /proc/mdstat. Let's view it and see how our RAID is performing:
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Personalities : [raid1]
md1 : active raid1 sdb3[1] sda3[0]
7060480 blocks [2/2] [UU]
md0 : active raid1 sdb1[1] sda1[0]
104320 blocks [2/2] [UU]
If you see similar results then the RAID configuration is correct. The [UU] means that both hard drives are up. But although the RAID is
configured, it is not performing correctly as it is not set as "hot". Run the following command to "hotadd" and
rebuild the array:
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md0 --add /dev/sda1
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md1 --add /dev/sda3
During the rebuild you can cat /proc/mdstat to check the current progress and status. This process might take some time - depends on the sizes of the partitions.
Important: Wait until the process is done before you continue to the next step.
3. Configure GRUB
The first drive (on my system is /dev/sda) is not yet bootable. In following actions we complete the GRUB loader installation on the both drives and set the /boot as bootable.
Continue working on the rescue mode command prompt, and load GRUB shell:
sh-3.00# grub
On the GRUB shell type the following commands to re-install the boot loader on both drives, so when (not if - when!) each of the drive will fail or crash, your system will still boot. You might need to substitute
the hard drive location to match your system configuration:
grub> device (hd0) /dev/sda
grub> root (hd0,0)
grub> setup (hd0)
grub> device (hd1) /dev/sdb
grub> root (hd1,0)
grub> setup (hd1)
Quit and boot from the hard disk. The system should load. Don't skip the testing stage to make sure everything is REALLY working properly.
4. Test
The best way to test is physically unplug each drive, and see if the system is boot with only the other drive connected (make sure you power down the system before unplugging the drive).
Important: Testing causes your RAID to be degraded. This means that after you reconnect the drive you must hotadd the drive back to the array using mdadm /dev/mdx --add /dev/sdxx command.
If the test completed successfully and your system is booting from each drive, then you're basically done. Though I suggest that you'll continue with the next procedures to learn more incase you'll have a major crisis (touch wood).
5. Check RAID status and put the RAID on monitor
There are several ways to check the current status of your RAID, the best is using the mdadm --detail command. In the following example you can see that the RAID is degraded. Only /dev/sdb1 is active while the other one /dev/sda1 is missing from the RAID.
[root@raidtest ~]# mdadm --detail /dev/md0
/dev/md0:
Version : 00.90.01
Creation Time : Sun Jul 22 08:25:21 2007
Raid Level : raid1
Array Size : 104320 (101.88 MiB 106.82 MB)
Device Size : 104320 (101.88 MiB 106.82 MB)
Raid Devices : 2
Total Devices : 1
Preferred Minor : 0
Persistence : Superblock is persistent
Update Time : Wed Aug 1 15:08:24 2007
State : clean, degraded
Active Devices : 1
Working Devices : 1
Failed Devices : 0
Spare Devices : 0
UUID : 08ed38e5:7ffca26e:f5ec53fc:e5d1983e
Events : 0.1423
Number Major Minor RaidDevice State
0 0 0 - removed
1 8 17 1 active sync /dev/sdb1
Other ways of checking RAID is by checking the system log:
[root@raidtest ~]# tail -n 50 /var/log/messages
Or:
[root@raidtest ~]# dmesg
And and always you can check the content of the /proc/mdstat file
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Now we'll put a monitor daemon that will send an email alert when there is a problem with the RAID:
[root@raidtest ~]# mdadm --monitor --scan --mail=you@domain.com delay=3600 --daemonise /dev/md0 /dev/md1
To test that emails are working, add a -t argument to the above line, and a test email will be sent. Don't forget to kill the test process you just created. It is recommended to put this line inside /etc/rc.local so it will automatically load after the system boots.
6. Recover from disk failure
When you encounter a failure in the RAID, the first thing I would suggest is that you DON'T PANIC! You should still be able to access your data and even boot, but the next thing you should do is to backup all the data. It happened to me once that after a disk failure, I accidentally deleted the good disk as well.... Luckily I didn't panic, and made a complete backup prior to any other actions I took :)
So, after you took a cold glass of water, and backed up all the data you need to identify the faulty disk by checking the content of the /proc/mdstat file. In my example below you can see that /dev/sda3 is no longer a member of the RAID, and obviously the RAID is not performing:
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Personalities : [raid1]
md1 : active raid1 sdb3[1]
7060480 blocks [2/1] [_U]
md0 : active raid1 sdb1[1] sda1[0]
104320 blocks [2/2] [UU]
/dev/sda is the SATA hard drive connected to the first SATA controller. I physically removed it from the system and replaced it by a new one. Note that /dev/sda1, which resides on the same hard drive did not fail, but when I replace the faulty drive I will have to rebuild both arrays.
When you plug in a new hard drive, you don't have to worry about the size of the disk - just make sure it is larger than the one you already have installed. The free space in the new drive will not be a member in the RAID.
After replacing the faulty disk the partition table is to be created using fdisk, based on the exact partition table of the good disk. Here, /dev/sda is a completely new 250GB hard drive.
[root@raidtest ~]# fdisk -l
Disk /dev/sda: 250.0 GB, 250058268160 bytes
255 heads, 63 sectors/track, 30401 cylinders
Units = cylinders of 16065 * 512 = 8225280 bytes
Device Boot Start End Blocks Id System
Disk /dev/sdb: 8.0 GB, 8589934592 bytes
255 heads, 63 sectors/track, 1019 cylinders
Units = cylinders of 16065 * 512 = 8225280 bytes
Device Boot Start End Blocks Id System
/dev/sdb1 * 1 13 104391 fd Linux raid autodetect
/dev/sdb2 14 140 1020127+ 82 Linux swap / Solaris
/dev/sdb3 141 1019 7060567+ fd Linux raid autodetect
Disk /dev/md0: 106 MB, 106823680 bytes
2 heads, 4 sectors/track, 26080 cylinders
Units = cylinders of 8 * 512 = 4096 bytes
Disk /dev/md0 doesn't contain a valid partition table
Disk /dev/md1: 7229 MB, 7229931520 bytes
2 heads, 4 sectors/track, 1765120 cylinders
Units = cylinders of 8 * 512 = 4096 bytes
Disk /dev/md1 doesn't contain a valid partition table
Before you continue - are you sure everything is on backup? If so, then load fdisk with the new disk as a parameter. My inputs are highlighted. You will have to adjust the input to match your own system.
[root@raidtest ~]# fdisk /dev/sda
The number of cylinders for this disk is set to 30401.
There is nothing wrong with that, but this is larger than 1024,
and could in certain setups cause problems with:
1) software that runs at boot time (e.g., old versions of LILO)
2) booting and partitioning software from other OSs
(e.g., DOS FDISK, OS/2 FDISK)
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 1
First cylinder (1-30401, default 1): 1
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (1-30401, default 30401): 13
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 2
First cylinder (14-30401, default 14): 14
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (14-30401, default 30401): 140
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 3
First cylinder (141-30401, default 141): 141
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (141-30401, default 30401): 1019
Command (m for help): a
Partition number (1-4): 1
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 1
Hex code (type L to list codes): fd
Changed system type of partition 1 to fd (Linux raid autodetect)
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 2
Hex code (type L to list codes): 82
Changed system type of partition 2 to 82 (Linux swap / Solaris)
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 3
Hex code (type L to list codes): fd
Changed system type of partition 3 to fd (Linux raid autodetect)
Command (m for help): w
The partition table has been altered!
Calling ioctl() to re-read partition table.
Syncing disks.
Here is explanation of the procedure:
•Create 3 primary partitions using the (n) command - the sizes are based on the info from the good and working drive.
•Set partition #1 as bootable using the (a) command.
•Change the partitions system id using the (t) command - partition #1 and #3 to type fd, and partition #2 to type 82.
•Save the changes to the partition table using the (w) command.
EDIT (2008-01-15): Reinstall GRUB boot loader on the failed drive as described on Step #3 above.
Now the new hard drive is ready to participate in the RAID. We just need to hotadd it to the RAID using mdadm /dev/mdx --add /dev/sdxx command:
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md0 --add /dev/sda1
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md1 --add /dev/sda3
and check the content of the /proc/mdstat file to make sure everything is working properly.
If this page has helped you and you would like to contribute to this web site, please donate. Small amounts like $5 are helpful and will be gratefully accepted. Thank you!
(Nguon :http://www.ping.co.il/node/1/)
Such RAID controllers manufacturers are Adaptec, LSI MegaRAID and 3ware. The last provides drivers for all operating system). Be aware of performance issues involved with software RAID.
Note: most of the onboard SATA RAID controllers are not a real hardware RAID, but just provide an extension for the operating system. A driver must be installed for proper use of such controllers. Also, Dell's PowerEdge 1850 and 1950 have the MegaRAID which require a driver to work properly under Linux.
If you tried to configure software RAID, and not followed the next steps, there is a good chance that you're not protected at all (did you ever test?). Further more, you might have bumped into many problems during the installation, such as disk not booting up after the installation, getting GRUB error messages during boot, system is bootable only when the primary disk is online but not when the secondary is, RAID is not working as you expect, and many more.
Configuring software RAID during the system install, using Disk Druid is not a trivial procedure. This document describe the steps you need to take in order for such configuration to work.
While writing this guide, I used two 8GB SATA hard drives; primary /dev/sda and secondary /dev/sdb. The BIOS was configured with the onboard SATA RAID disabled, and both drives were controlled directly by the BIOS. So the operating system see two hard drives.
0. To sum it up...
The following steps should be followed to achieve the goal:
•1. Partition and configure RAID using Disk Druid
•2. Build the RAID arrays
•3. Configure GRUB
•4. Test
Additional important steps:
•5. Check RAID status and put the RAID on monitor
•6. Recover from disk failure (god forbid)
1. Partition and configure RAID using Disk Druid
During the installation of Fedora, you'll be asked if to automatically partition using Disk Druid, or manually partition. No matter which you choose, you should delete all the existing partitions and start with a clean drivers (it will delete all your existing data - you should know):
There are 3 partitions you should create. /boot, swap and / (also referred as root). Our goal is to have both root and /boot partitions on the RAID1. It is unwise to put the swap on the software RAID as it will cause unnecessary overhead.
Important: The /boot partition should be the first one on the disk, i.e. start at cylinder 1. In addition, make sure you set "Force to be a primary partition" on each partition you create (unless you know what you're doing). A /boot partition of 100MB should be enough for most configurations.
Let's start with creating the /boot partition. Click on the RAID button and choose "Create a software RAID partition":
For the File System Type choose "Software RAID", select drive first drive and set a fixed size of 100MB:
Repeat the same for the second drive, resulting in two software RAID partitions of 100MB, one on each drive. Those partitions are now ready for RAID device and mount point creation:
Click on the RAID button and now choose "Create a RAID device". For the Mount Point choose "/boot", RAID Level should be RAID1, on device md0, as shown in the following figure:
Now create a swap partition. The swap partition size should at least match the size of the RAM. Swap should not reside on the software RAID so all you need to do is to click on New, and create a swap on each hard drive. The result will be two swap partitions, one on each drive:
Now, after creating the /boot and the swap partition, allocate the remaining free space as md1 and create the root partition on it. You should be now familiar with the steps. The final results of the partitioning should be similar to the following figure:
Complete the Fedora installation. When the system reboot it will probably halt ;( prior to loading GRUB. Error message may vary between file system errors, kernel panic, and GRUB error 17.
Don't be frustrated (yet) as there are some more actions you need to take.
2. Build the RAID arrays
Boot from the first installation CD, but instead of starting the installation type "linux rescue" to start the command prompt rescue mode. On the command prompt set a new root and build the RAID array:
sh-3.00# chroot /mnt/sysimage
RAID status is reported through the file /proc/mdstat. Let's view it and see how our RAID is performing:
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Personalities : [raid1]
md1 : active raid1 sdb3[1] sda3[0]
7060480 blocks [2/2] [UU]
md0 : active raid1 sdb1[1] sda1[0]
104320 blocks [2/2] [UU]
If you see similar results then the RAID configuration is correct. The [UU] means that both hard drives are up. But although the RAID is
configured, it is not performing correctly as it is not set as "hot". Run the following command to "hotadd" and
rebuild the array:
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md0 --add /dev/sda1
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md1 --add /dev/sda3
During the rebuild you can cat /proc/mdstat to check the current progress and status. This process might take some time - depends on the sizes of the partitions.
Important: Wait until the process is done before you continue to the next step.
3. Configure GRUB
The first drive (on my system is /dev/sda) is not yet bootable. In following actions we complete the GRUB loader installation on the both drives and set the /boot as bootable.
Continue working on the rescue mode command prompt, and load GRUB shell:
sh-3.00# grub
On the GRUB shell type the following commands to re-install the boot loader on both drives, so when (not if - when!) each of the drive will fail or crash, your system will still boot. You might need to substitute
the hard drive location to match your system configuration:
grub> device (hd0) /dev/sda
grub> root (hd0,0)
grub> setup (hd0)
grub> device (hd1) /dev/sdb
grub> root (hd1,0)
grub> setup (hd1)
Quit and boot from the hard disk. The system should load. Don't skip the testing stage to make sure everything is REALLY working properly.
4. Test
The best way to test is physically unplug each drive, and see if the system is boot with only the other drive connected (make sure you power down the system before unplugging the drive).
Important: Testing causes your RAID to be degraded. This means that after you reconnect the drive you must hotadd the drive back to the array using mdadm /dev/mdx --add /dev/sdxx command.
If the test completed successfully and your system is booting from each drive, then you're basically done. Though I suggest that you'll continue with the next procedures to learn more incase you'll have a major crisis (touch wood).
5. Check RAID status and put the RAID on monitor
There are several ways to check the current status of your RAID, the best is using the mdadm --detail command. In the following example you can see that the RAID is degraded. Only /dev/sdb1 is active while the other one /dev/sda1 is missing from the RAID.
[root@raidtest ~]# mdadm --detail /dev/md0
/dev/md0:
Version : 00.90.01
Creation Time : Sun Jul 22 08:25:21 2007
Raid Level : raid1
Array Size : 104320 (101.88 MiB 106.82 MB)
Device Size : 104320 (101.88 MiB 106.82 MB)
Raid Devices : 2
Total Devices : 1
Preferred Minor : 0
Persistence : Superblock is persistent
Update Time : Wed Aug 1 15:08:24 2007
State : clean, degraded
Active Devices : 1
Working Devices : 1
Failed Devices : 0
Spare Devices : 0
UUID : 08ed38e5:7ffca26e:f5ec53fc:e5d1983e
Events : 0.1423
Number Major Minor RaidDevice State
0 0 0 - removed
1 8 17 1 active sync /dev/sdb1
Other ways of checking RAID is by checking the system log:
[root@raidtest ~]# tail -n 50 /var/log/messages
Or:
[root@raidtest ~]# dmesg
And and always you can check the content of the /proc/mdstat file
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Now we'll put a monitor daemon that will send an email alert when there is a problem with the RAID:
[root@raidtest ~]# mdadm --monitor --scan --mail=you@domain.com delay=3600 --daemonise /dev/md0 /dev/md1
To test that emails are working, add a -t argument to the above line, and a test email will be sent. Don't forget to kill the test process you just created. It is recommended to put this line inside /etc/rc.local so it will automatically load after the system boots.
6. Recover from disk failure
When you encounter a failure in the RAID, the first thing I would suggest is that you DON'T PANIC! You should still be able to access your data and even boot, but the next thing you should do is to backup all the data. It happened to me once that after a disk failure, I accidentally deleted the good disk as well.... Luckily I didn't panic, and made a complete backup prior to any other actions I took :)
So, after you took a cold glass of water, and backed up all the data you need to identify the faulty disk by checking the content of the /proc/mdstat file. In my example below you can see that /dev/sda3 is no longer a member of the RAID, and obviously the RAID is not performing:
[root@raidtest ~]# cat /proc/mdstat
Personalities : [raid1]
md1 : active raid1 sdb3[1]
7060480 blocks [2/1] [_U]
md0 : active raid1 sdb1[1] sda1[0]
104320 blocks [2/2] [UU]
/dev/sda is the SATA hard drive connected to the first SATA controller. I physically removed it from the system and replaced it by a new one. Note that /dev/sda1, which resides on the same hard drive did not fail, but when I replace the faulty drive I will have to rebuild both arrays.
When you plug in a new hard drive, you don't have to worry about the size of the disk - just make sure it is larger than the one you already have installed. The free space in the new drive will not be a member in the RAID.
After replacing the faulty disk the partition table is to be created using fdisk, based on the exact partition table of the good disk. Here, /dev/sda is a completely new 250GB hard drive.
[root@raidtest ~]# fdisk -l
Disk /dev/sda: 250.0 GB, 250058268160 bytes
255 heads, 63 sectors/track, 30401 cylinders
Units = cylinders of 16065 * 512 = 8225280 bytes
Device Boot Start End Blocks Id System
Disk /dev/sdb: 8.0 GB, 8589934592 bytes
255 heads, 63 sectors/track, 1019 cylinders
Units = cylinders of 16065 * 512 = 8225280 bytes
Device Boot Start End Blocks Id System
/dev/sdb1 * 1 13 104391 fd Linux raid autodetect
/dev/sdb2 14 140 1020127+ 82 Linux swap / Solaris
/dev/sdb3 141 1019 7060567+ fd Linux raid autodetect
Disk /dev/md0: 106 MB, 106823680 bytes
2 heads, 4 sectors/track, 26080 cylinders
Units = cylinders of 8 * 512 = 4096 bytes
Disk /dev/md0 doesn't contain a valid partition table
Disk /dev/md1: 7229 MB, 7229931520 bytes
2 heads, 4 sectors/track, 1765120 cylinders
Units = cylinders of 8 * 512 = 4096 bytes
Disk /dev/md1 doesn't contain a valid partition table
Before you continue - are you sure everything is on backup? If so, then load fdisk with the new disk as a parameter. My inputs are highlighted. You will have to adjust the input to match your own system.
[root@raidtest ~]# fdisk /dev/sda
The number of cylinders for this disk is set to 30401.
There is nothing wrong with that, but this is larger than 1024,
and could in certain setups cause problems with:
1) software that runs at boot time (e.g., old versions of LILO)
2) booting and partitioning software from other OSs
(e.g., DOS FDISK, OS/2 FDISK)
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 1
First cylinder (1-30401, default 1): 1
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (1-30401, default 30401): 13
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 2
First cylinder (14-30401, default 14): 14
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (14-30401, default 30401): 140
Command (m for help): n
Command action
e extended
p primary partition (1-4)
p
Partition number (1-4): 3
First cylinder (141-30401, default 141): 141
Last cylinder or +size or +sizeM or +sizeK (141-30401, default 30401): 1019
Command (m for help): a
Partition number (1-4): 1
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 1
Hex code (type L to list codes): fd
Changed system type of partition 1 to fd (Linux raid autodetect)
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 2
Hex code (type L to list codes): 82
Changed system type of partition 2 to 82 (Linux swap / Solaris)
Command (m for help): t
Partition number (1-4): 3
Hex code (type L to list codes): fd
Changed system type of partition 3 to fd (Linux raid autodetect)
Command (m for help): w
The partition table has been altered!
Calling ioctl() to re-read partition table.
Syncing disks.
Here is explanation of the procedure:
•Create 3 primary partitions using the (n) command - the sizes are based on the info from the good and working drive.
•Set partition #1 as bootable using the (a) command.
•Change the partitions system id using the (t) command - partition #1 and #3 to type fd, and partition #2 to type 82.
•Save the changes to the partition table using the (w) command.
EDIT (2008-01-15): Reinstall GRUB boot loader on the failed drive as described on Step #3 above.
Now the new hard drive is ready to participate in the RAID. We just need to hotadd it to the RAID using mdadm /dev/mdx --add /dev/sdxx command:
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md0 --add /dev/sda1
[root@raidtest ~]# mdadm /dev/md1 --add /dev/sda3
and check the content of the /proc/mdstat file to make sure everything is working properly.
If this page has helped you and you would like to contribute to this web site, please donate. Small amounts like $5 are helpful and will be gratefully accepted. Thank you!
(Nguon :http://www.ping.co.il/node/1/)
Install Raid on Linux
Một số board mạch thông thường chỉ support RAID 0,1,5,10 trong OS 2k3, nhung trong Linux thì không,
Để sử dụng RAID onboard Linux thì tốt nhất bạn sử dụng các dòng main board server intel sau :
1way CPU : S3000AHV, S3000AH, S3210SHLC, S3210SHLX, S3200SH..
2way CPU : S5000VSA SATAR, S5000VSA SASR, S5000 XVN SATAR..
Chúc bạn thành công.
Serial S3200AH ?
http://www.linh...?t=41
Chịu khó đọc tiếng anh chút nha !(Nếu có thời gian thì sẽ post lại tiếng việt)
Cũng gồm co các loại driver sau: (nếu muốn tìm đường link để down các loại driver thì vào đây http://support.intel.com.) Bác nào tìm không ra thì wa mục Cấu Hình Raid Server có bài bác Sơn có link down khỏi mắc công tìm
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u6.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u7.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u8.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u2-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u3-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u4-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u5-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u6-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel5 0-ga-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel5 0-u1-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp2-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp2-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp3-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp3-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp4-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp4-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-ga-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-ga-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-sp1-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-sp1-x86.img
Sử dụng RHEL5
Installing RHEL5 on RAID with onboard SATA (ESB2) Controller
1) Create a RAID array using the Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility.
2) Boot your system using RHEL disc one.
3) At boot prompt type "linux nostorage"
4) Proceed with the installation and you will see a screen which provides you with “Add device” button.
5) Click "Add Device", a list of all drivers will appear
6) Press ‘F2’ to select driver from floppy
7) Insert the floppy with the Installer DUD image
8) Select device that corresponds to the floppy drive (sda in case of USB floppy)
9) After the driver is loaded the list of all drivers will appear again
10) Scroll down the driver list and select “LSI megasr Driver ver ...” in the list
11) Click OK
12) The driver will be loaded and the list of detected devices will appear
13) Click Done
14) Complete installation with RHEL CD
Installing RHEL5 on RAID with onboard SAS (1064e/1068) controller
1) Create a RAID array using the Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility.
2) Boot your system using RHEL disc one.
3) At boot prompt type "linux dd"
4) Insert driver update floppy disc when asked.
5) Complete installation with RHEL CD
Nhắc thêm các bạn là cách này cũng sử dụng được cho s5000 luôn .
(Nguon : www.pcguide.vn)
Từng bước add driver sas hay raid cho main X7DVL-3 trong linux
--------------------------------------------------------------------------------
Cách add driver hdd sas cho main X7DVL-3 trong linux
Trước hết bạn có thế vào trang web ftp.supermicro.comđể download driver .
Driver hdd sas cho main X7DVL-3 gồm những gói sau
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u5-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u6-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u7-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u8-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-ga-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u1-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u2-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
chú ý : rhel40 là dành cho redhat hay centos 4 u5, u6, hay u7 là bản update 5 6 hay 7
đối với rhel50 cũng tương tự
Ở đây mình cài centos 5.3 mình sẽ chọn gói
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
cho cả I386 và 64bit
Tiếp theo tiến hành quá trình cài đặt ;
Bạn cần có một USB hay ổ mềm để lưu driver trên đó
Bạn tiến hành cài bình thường. Cho đĩa centos và gõ lệnh linux dd
Sau đó màn hình sẽ hỏi bạn Do you have… .Bạn chọn yes và tiếp tục
Tiếp theo bạn chọn sda và tiếp tục. Lúc đó chương trình cài đặt sẽ load usb của bạn
Bạn chọn
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
như tôi đã nói ở trên và tiếp tục. Các bước tiếp theo bạn tiến hành như bình thường
Nhưng đến màn hình tùy chỉnh pattion bạn không thấy ổ cứng đâu
Cái gì thế này ? sai driver chăng ?
Câu trả lời là không .
Lỗi của quá trình là: Tôi chưa config cho ổ cứng trong phần config raid
Khởi động lại bạn nhấn Ctrl + M để vào config. Bạn chọn easy và tạo raid 0 cho MỘT ổ cứng .Nếu có 2 ổ hay 3 bạn cũng làm tương tự .(strip size nên để là 64k)
Sau đó quá trình add driver cũng như các bước trên đảm bảo thàh công 100%
Lưu ý quá trình add driver Raid bạn cũng làm tương tự .
Để sử dụng RAID onboard Linux thì tốt nhất bạn sử dụng các dòng main board server intel sau :
1way CPU : S3000AHV, S3000AH, S3210SHLC, S3210SHLX, S3200SH..
2way CPU : S5000VSA SATAR, S5000VSA SASR, S5000 XVN SATAR..
Chúc bạn thành công.
Serial S3200AH ?
http://www.linh...?t=41
Chịu khó đọc tiếng anh chút nha !(Nếu có thời gian thì sẽ post lại tiếng việt)
Cũng gồm co các loại driver sau: (nếu muốn tìm đường link để down các loại driver thì vào đây http://support.intel.com.) Bác nào tìm không ra thì wa mục Cấu Hình Raid Server có bài bác Sơn có link down khỏi mắc công tìm
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u6.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u7.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel3 0-u8.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u2-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u3-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u4-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u5-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel4 0-u6-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel5 0-ga-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-rhel5 0-u1-all.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp2-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp2-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp3-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp3-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp4-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles9 -sp4-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-ga-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-ga-x86.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-sp1-x86_64.img
megasr-09.32.0207.2008-1-sles1 0-sp1-x86.img
Sử dụng RHEL5
Installing RHEL5 on RAID with onboard SATA (ESB2) Controller
1) Create a RAID array using the Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility.
2) Boot your system using RHEL disc one.
3) At boot prompt type "linux nostorage"
4) Proceed with the installation and you will see a screen which provides you with “Add device” button.
5) Click "Add Device", a list of all drivers will appear
6) Press ‘F2’ to select driver from floppy
7) Insert the floppy with the Installer DUD image
8) Select device that corresponds to the floppy drive (sda in case of USB floppy)
9) After the driver is loaded the list of all drivers will appear again
10) Scroll down the driver list and select “LSI megasr Driver ver ...” in the list
11) Click OK
12) The driver will be loaded and the list of detected devices will appear
13) Click Done
14) Complete installation with RHEL CD
Installing RHEL5 on RAID with onboard SAS (1064e/1068) controller
1) Create a RAID array using the Intel Embedded Server RAID Technology II RAID BIOS Configuration Utility.
2) Boot your system using RHEL disc one.
3) At boot prompt type "linux dd"
4) Insert driver update floppy disc when asked.
5) Complete installation with RHEL CD
Nhắc thêm các bạn là cách này cũng sử dụng được cho s5000 luôn .
(Nguon : www.pcguide.vn)
Từng bước add driver sas hay raid cho main X7DVL-3 trong linux
--------------------------------------------------------------------------------
Cách add driver hdd sas cho main X7DVL-3 trong linux
Trước hết bạn có thế vào trang web ftp.supermicro.comđể download driver .
Driver hdd sas cho main X7DVL-3 gồm những gói sau
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u5-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u6-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u7-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel40-u8-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-ga-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u1-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u2-all.img 1440 KB
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
chú ý : rhel40 là dành cho redhat hay centos 4 u5, u6, hay u7 là bản update 5 6 hay 7
đối với rhel50 cũng tương tự
Ở đây mình cài centos 5.3 mình sẽ chọn gói
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
cho cả I386 và 64bit
Tiếp theo tiến hành quá trình cài đặt ;
Bạn cần có một USB hay ổ mềm để lưu driver trên đó
Bạn tiến hành cài bình thường. Cho đĩa centos và gõ lệnh linux dd
Sau đó màn hình sẽ hỏi bạn Do you have… .Bạn chọn yes và tiếp tục
Tiếp theo bạn chọn sda và tiếp tục. Lúc đó chương trình cài đặt sẽ load usb của bạn
Bạn chọn
megasr-13.10.0708.2009-1-rhel50-u3-all.img 1440 KB
như tôi đã nói ở trên và tiếp tục. Các bước tiếp theo bạn tiến hành như bình thường
Nhưng đến màn hình tùy chỉnh pattion bạn không thấy ổ cứng đâu
Cái gì thế này ? sai driver chăng ?
Câu trả lời là không .
Lỗi của quá trình là: Tôi chưa config cho ổ cứng trong phần config raid
Khởi động lại bạn nhấn Ctrl + M để vào config. Bạn chọn easy và tạo raid 0 cho MỘT ổ cứng .Nếu có 2 ổ hay 3 bạn cũng làm tương tự .(strip size nên để là 64k)
Sau đó quá trình add driver cũng như các bước trên đảm bảo thàh công 100%
Lưu ý quá trình add driver Raid bạn cũng làm tương tự .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)