Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Nghèo Là Một Cái Tội?

Nghèo Là Một Cái Tội?
Alan Phan
riches-poverty-2
15 Mar 2014
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.
Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.
“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.
Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.
Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?
Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.
Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”. Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.
rich n poor1.     Tư duy nghèo
Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu (không biết có phải vì cạnh tranh để mua lòng dân nghèo với Cộng Sản?).
Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.
Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.
Đây là suy tưởng của những người miền Nam đã sống với “tư bản Pháp rồi Mỹ”. Còn những người miền Bắc sống với “xã hội của Mác Lê” thì chắc chắn không được phép tư duy “giàu”. Khi mọi suy nghĩ đều cho rằng “nghèo” hơn “giàu” thì từ cá nhân đến xã hội không thể nào vượt trên tư duy đó.
2.     Kiến thức nghèo:
Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.
Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).
Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.
Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.
3.     Môi trường nghèo:
Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.
Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.
Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
4.      Nghèo hành động:
Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.
Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.
Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.
5.      Chọn bạn nghèo:
Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.
Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Quốc gia nghèo

Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo.
Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore…Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ).
Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí.
Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ, " Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.
Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này?
Alan Phan(www.gocnhialan.com)

Dòng Sữa Mẹ

BLOG CUA ALAN NGÀY THỨ HAI 5/11/2012
Tôi có nghe kể lại là khi tôi mới sinh ra, mẹ tôi không có sữa cho con (vì thiếu dinh dưỡng hay vì căng thẳng trong loạn lạc?). Mỗi lần tôi khóc đói, bố tôi phải bồng đi khắp làng để xin sữa. Có lẽ sự cố này giải thích cái tính “bú bậy” sau này của tôi? Trong những ngày đầu kinh doanh, tôi đầu tư vào nhà máy làm sữa ờ Thủ Đức với anh Âu Ngọc Hồ (hãng Foremost, tiền thân của Vinamilk sau này). Trong tiềm thức, chắc tôi đang trả lại món nợ ngày xưa?
Tôi còn nhớ yêu cầu Ban Giám Đốc làm một chương trình tiếp thị giống như cái quảng cáo tôi đã học được bên Ý ngày đó. Những bích chương khắp các ngõ ngách đường phố của Rome quảng bá một thương hiệu sữa với hình ảnh mẹ cho con bú và khẩu hiệu,” sữa chúng tôi thiên nhiên và tốt lành như dòng sữa mẹ…dĩ nhiên, bình sữa của chúng tôi không đẹp bằng”. Tôi thầm nghĩ nếu Vinamilk dùng quảng cáo này với rất nhiều hình ảnh tiêu biểu và cho người tiêu dùng bình chọn “bình sữa đẹp nhất Việt Nam”, chắc đường phố chúng ta sẽ đẹp ra, văn hóa hơn…là biểu ngữ phô trương các tư tưởng lớn của những thây ma và zombies?
Tôi có thể chém gió cả ngày về sữa, món ăn tinh khiết và bổ dưỡng nhất của cuộc đời (dĩ nhiên phải cẩn thận khi nó dán nhãn made-in-china). Nhưng như bao nhiêu đứa trẻ khác, tôi phải cai sữa mẹ và quay ra bú sữa bò. Và tôi còn nhớ ông thầy dậy môn quản trị dặn chúng tôi phải cẩn thận về hội chứng “sữa bò”. Theo ông, nhiều doanh nhân không chấp nhận những giải pháp đơn giản, tìm lý giải cho những chiêu trò luôn gây rắc rối. Đó là việc thay vì ra mua một lít sữa ngoài siêu thị khi đói dạ, họ thích mua cả con bò đem về nuôi để “tiết kiệm”, “để làm từ gốc đến ngọn”, “để tạo công ăn việc làm”, hay “để gia tăng giá trị”. Các chánh phủ cũng rất ưa thích lối kinh doanh này. Còn tôi thì nghĩ đến các bạn trẻ trong những mối quan hệ nam nữ hay với gia đình.
Tuy nhiên, tôi rất hiểu những quyến luyến với dòng sữa mẹ. Trong việc chọn lựa chuyện làm ăn và nơi sinh sống cho những năm tới, tôi cân nhắc rất nhiều về những ưu điểm và sự thích hợp của chúng trên ý thích và lối sống của tôi. Monte Carlo có một phong cách sống văn minh hơn tất cả; nhưng tôi yêu xứ Mỹ với tinh thần tự do và sáng tạo. Phiêu lưu trong phóng túng chắc không đâu bằng Barcelona hay Rome; nhưng nếu muốn kiếm tiền tỷ đô la thì phải quay lại Trung Quốc. Mệt mỏi an phận thì qua Gold Coast (Australia) hay mua lại đồn điền cà phê cũ ở Costa Rica; muốn sống quanh quá khứ thì chọn Paris vậy. Nhưng “dòng sữa mẹ” ngày nào vẫn nhắc nhở tôi về những đêm mưa ôm nhau chờ trời sáng, về những cành phượng vĩ che bóng mát gay gắt của cuộc tình cháy bỏng, về những ngọn đồi và những bải biển còn in dấu ngây ngô.
Nhưng tôi cũng biết là mình khá thất vọng với hiện tại. 5% dân số đã lợi dụng lịch sử để vắt cạn dòng sữa mẹ. 4 triệu người phải lang thang khắp thế giới như tôi ngày bé để tìm nơi “bú nhờ”. Và những người còn lại đang tranh giành khốc liệt chút “sữa thừa” bất kể tình đồng hương. Sự vô cảm với môi trường sống thể hiện một văn hóa “không còn văn hóa”.
Sau 67 năm, bình sữa mẹ đã già và nhăn nheo. Không còn sinh lực để tái tạo, mẹ cũng mặc cảm với hàng xóm, gây nên những cãi vả thường xuyên với đám con ở lại. Yêu gia đình, tôi không muốn bỏ đi. Nhưng suốt ngày nhìn và nghe những quắn quại đau thương cùng là một hình phạt tôi không muốn nhận.
Chỉ một chút sữa mà cũng nhiêu khê quá các bạn nhỉ.
Alan Phan(www.gocnhialan.com)

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cách nào để biết người nhận đã đọc mail

Để biết được người nhận có đọc mail của mình hay không thì bạn làm như sau: Đối với Outlook Express: Bạn vào ToolsOptions, chọn tab Receipts, sau đó nhấn chọn hộp kiểm (check box) "Request a read receipt for all send messages", rồi nhấn OK.
Đối với Microsoft Outlook: Bạn vào ToolsOptions. Tại tab Preferences, bạn nhấn nút "E-Mail Options", kế tiếp bạn nhấn nút "Tracking Options", sau đó bạn nhấn vào hộp kiểm "Read receipt" - Rồi nhấn OK nhiều lần. ==> Khi đó các mail của bạn gởi đi sẽ được hồi âm báo cáo rằng người nhận đã đọc chúng. Chúc bạn thành công,
Phạm Văn Trước
                                                                                                                  Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Cách khắc phục tự động nhận mail cũ của Gmail về Outlook

HỏiTình hình là như sau : Công ty mình có xài chung 1 cái thư gmail.và mình có cài thư gmail này trên máy tính xài outlook 2007. Và bị tình trang máy tính cài outlook 2007 cứ nhận thư cũ liên tục mấy ngày qua mặc dù hộp mail chỉ có khoảng 800 thư và đã nhận đủ rồi. bây giờ hễ mình xóa các thư cũ mới nhận trên máy tính cài outlook thì trên web gmail lại nhận các thư đó trong hộp thư đến.bây giờ làm sao để xử lý đây mọi người giúp đỡ mình với.

Trả lời:
Bạn mở mail trên giao diện web (firefox hay IE) cũng được. Sau đó ấn vào biểu tượng bánh răng góc phải phía trên màn hình (ngay dưới tên tài khoản) >>> chọn mục settings >>> Fowarding and POP/IMAP
Bạn quan sát sẽ thấy ở mục POP download: "1. Status: POP is enabled for all mail that has arrived since..." trạng thái download bắt đâu bằng một ngày nào đó trong quá khứ. Tức POP sẽ tải tất cả thư từ thời điểm đó.
Bạn chỉ việc tích vào ô: Enable POP for mail that arrives from now on

Rồi chọn save changes >> là ok 
(Source: www.giaiphapexcel.com)