Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Hướng dẫn thay đổi đường dẫn mặc định chứa data microsoft outlook


Như các bạn đã biết, hiện nay việc sử dụng và check mail bằng outlook đã trở thành phổ biến hơn vì những ưu việt của Outlook đem lại. Cùng với đó, hầu hết các host mail thông dụng như hotmail, gmail, yahoo mail,... đều sử dụng giao thức Imap cho việc gửi và nhận mail.


Và theo mặc định, việc thay đổi nơi đặt data mail khi sử dụng imap là rất khó. Mặc định sẽ lưu trong thư trong thư mục C:\...\outlook như thế thì việc sao lưu khi máy có sự cố rất bất tiện. Thay vì như thế, mình hướng dẫn các bạn chuyển data email sang 1 thư mục bất kỳ trên ổ D or E để tiện cho việc lưu trữ tư:


Các bạn làm theo như sau:


1. Các bạn vào Run gõ regedit, nhấn enter
(hoặc có thể chạy run bằng lệnh: nhấn nút cửa sổ và R, gõ regedit vào và nhấn enter)

2. Tìm theo đường dẫn như sau:

Đối với Outlook 2007:
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\O utlook

Đối với Outlook 2010 go to
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\14.0\O utlook

3. Click chuột phải vào chỗ trống bên cửa sổ phải, Chọn New và chọn String Value. gõ ForcePSTPath, và sau đó nhấn ENTER.

Click đúp vào ForcePSTPath vừa tạo, điền đường dẫn đầy đủ tới nơi bạn muốn Microsoft Outlook 2010, 2007 muốn lưu email tại dòng Value data (nơi bạn muốn outlook lưu file .pst nhé). rồi nhấn Enter.

4. Vào Menu File, chọn infor, chọn acount setting, tiếp tục chọn acount setting, tại tab Email, nhấn Remove hòm thư cũ đã lập đi các bạn nhé (với những ai đã settup acount từ ban đầu rồi) còn những ai mới cài outlook thì không cần làm bước này nhé.

5. Khởi động lại máy tính, sau đó bật outlook lên và Add lại acount của mình vào Outlook 2010 hoặc 2007.

6. Kiểm tra địa chỉ bạn đã mặc định cho outlook lưu email vào, sẽ thấy acount của mình hiện ở đó và tăng dung lượng đều đều khi mình load thư


Chúc các bạn thành công! ^^
(Source:http://blog.vstech.vn)

Hoặc:

Cách di chuyển thư mục chứa email outlook 2007
Trong quá trình đi sửa máy tính tại công ty cho khách hàng một trong những câu hỏi được quan tâm là di chuyển thư mục chứa email outlook.

Thay đổi thư mục chứa email outlook

Phần mềm Microsoft Outlook là một trong những phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong máy tính của dân văn phòng, một trong những câu hỏi nhiều nhất của người sử dụng outlook là làm thế nào để di chuyển thư mục chứa email. Mặc định dữ liệu Outlook chứa ở: C:\Documents and Settings\\Local Settings\Application Data\Microsoft\Outlook. Trong đó là tên đăng nhập máy tính bạn đang sử dụng.
Thực hiện việc di chuyển rất đơn giản bạn cần cut folder Outlook qua ổ đĩa D, E. Mở lại outlook khi đấy nó sẽ báo thiếu file: Outlook.pstarchive.pst bạn hãy chỉ đường dẫn đến thư mục chứa 2 file này, Outlook sẽ khởi động lại.
Công việc di chuyển đã hoàn thành. Chúc các bạn thành công.

(Source: http://bacsitinhoc.net)

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Thủ thuật cài offline các gói phần mềm trong Ubuntu

Cũng như các hệ điều hành Linux khác, Ubuntu hỗ trợ tương đối tốt việc cài đặt các gói phần mềm qua mạng Internet. Khi cài đặt một phần mềm nào đó, bạn chỉ cần gõ một vài câu lệnh đơn giản, Ubuntu sẽ tự động tải về các gói phần mềm cần thiết và cài đặt. Nhưng nếu máy tính của bạn không nối mạng Internet thì khác hẳn, việc tìm đủ các gói cần thiết để cài một phần mềm nào đó, hay biên dịch mã nguồn... tương đối phức tạp, đặc biệt đối với những người không chuyên. Bài viết dưới đây giới thiệu với các bạn thủ thuật lưu và sử dụng offline các gói phần mềm đã cài đặt trong Ubuntu. Chỉ với một máy tính cài Ubuntu có nối mạng Internet, bạn có thể copy các phần mềm cần sử dụng và đem cài offline trên tất cả các máy khác trong hệ thống. Thủ thuật này cũng rất hữu ích khi bạn cần sao lưu các gói phần mềm đã cài đặt, sau này vì lý do nào đó phải cài lại HĐH, bạn khỏi mất công tải lại từ mạng Internet. Các bước thực hiện cụ thể như sau: I. Sao lưu các gói phần mềm (trên máy tính có nối mạng Internet, nên tiến hành thực hiện sau khi cài Ubuntu, để đảm bảo tất cả các gói cần sử dụng đều được tải về khi cài đặt). Bước 1. Đăng nhập với user ROOT. Bước 2. Vào thư mục /var/cache/apt/archives chuyển hết các tệp có đuôi *.deb (nếu có) cất ra thư mục khác, chỉ để lại thư mục partial và tệp lock. Bước 3. Tiến hành cài đặt phần mềm (dùng lệnh sudo apt-get install ten_phan_mem hoặc dùng Applications -> Add/Remove...). Sau khi đặt phần mềm, bạn sẽ thấy các gói cài đặt *.deb đã được tải về thư mục /var/cache/apt/archives. Bước 4. Chuyển toàn bộ những gói cài đặt *.deb trong thư mục /var/cache/apt/archives lưu riêng thành một thư mục, (nên đặt tên thư mục gợi nhớ đến phần mềm vừa cài), các gói này sẽ được sử dụng để cài offline trên các máy không kết nối Internet. Lặp lại bước 3 và 4 đến khi xong các gói phần mềm cần cài đặt. Chú ý: - Có thể một số gói phần mềm liên quan đã được tải về và cài đặt, nếu trước đó bạn đã cài những phần mềm khác. - Khi mới cài xong Ubuntu, bạn nên dùng lệnh sudo apt-get update và sudo apt-get upgrade để cập nhật, nâng cấp các gói phần mềm, rồi bạn lưu bộ cập nhật đó để sử dụng. II. Cài offline các gói phần mềm đã được sao lưu Bước 1. Đăng nhập hệ thống với user ROOT (khuyên dùng, tuy vậy bạn cũng có thể đăng nhập bằng user khác). Copy thư mục chứa các gói phần mềm cần cài đặt vào máy tính. Bước 2. Khởi động terminal (chọn Applications-> Accessories -> Terminal hoặc gõ Alt+F2 rồi gõ tiếp gnome-terminal và ấn Enter). Bước 3. dùng lệnh cd /<đường dẫn> để chuyển đến thư mục chứa gói phần mềm cần cài đặt. Bước 4. gõ lệnh sau để hệ thống cài đặt các gói *.deb trong thư mục: sudo dpkg -i *.deb Chú ý: - Bạn nên chạy các gói cập nhật/nâng cấp trước để cập nhật/nâng cấp hệ thống. - Bạn có thể cài đặt bằng cách nhấn đúp vào gói cài *.deb rồi chọn Install Package, khi đó bạn phải chú ý đến thứ tự các gói cài đặt, nếu có nhiều gói. Tôi đã sử dụng phương pháp trên (trong Ubuntu Desktop 7.04) sao lưu được tệp cài đặt bộ gõ tiếng Việt XVNKB (bộ cài đặt chỉ duy nhất có 1 tệp sau: xvnkb¬0.2.9a¬utf_i386.deb), và cài offline trên Ubuntu Desktop 7.04 và 7.10, bạn nào quan tâm có thể tải về từ địa chỉ sau:
Mã:
http://tinyurl.com/3xbp6x
Nguyễn Thị Hiền Email:
nguyenthihienls@gmail.com
nguồn : pcword.com.vn

Không lấy được hết dữ liệu từ ổ đĩa cũ (thường gặp trong Windows 7)

Hỏi:
Máy laptop của tôi bị hỏng màn hình và main, nhưng không hỏng ổ đĩa cứng. Tôi dùng ổ cứng đó như 1 đĩa rời để cắm vào máy tính khác thông qua cổng USB.
Khi cắm ổ đĩa cũ vào vào, tất cả dữ liệu trong ổ D đều có thể lấy được. Tuy nhiên với ổ C không mở được toàn bộ.
Máy cũ của tôi có 2 user, 1 cái (Trung) dùng cho cá nhân có mật khẩu, 1 cái dùng chung (Forall) không có mật khẩu. Khi kết nối ổ đĩa cũ của tôi vào máy tính thì tôi chỉ mở được user/folder dùng chung (Forall), còn user cá nhân (Trung) không thể mở được, với thông tin:
Documents and Settings\trung is not accessible.
Access is denied.
Sở dĩ tôi muốn vào đó là mong được lấy toàn bộ email từ outlook của mình.
Rất mong được tư vấn cách khắc phục.
Chân thành cảm ơn.
Nguyen Huu Trung


Trả lời:
Anh thử cách này xem, tôi thường dùng cách này để lấy quyền truy cập vào các thư mục và tập tin của user khác trên cùng một máy tính, tuy nhiên chưa thử với ổ đĩa của máy khác bao giờ, anh thử xem nhé : 
  1. Bật máy tính và đăng nhập máy với một account có quyền admin 
  2. Mở My Computer hoặc Explorer, vào menu Tools, chọn Folder Option. 
  3. Trong hộp thoại Folder Option, chuyển sang thẻ View, cuộn đến cuối trang sẽ thấy dòng Use simple file sharing, bỏ chọn dòng này. 
  4. Nhấp phải chuột vào thư mục Documents and Settings trên ổ cứng cũ, chọn Sharing and Security, chuyển đến thẻ Security 
  5. Nhấp nút Advanced trên thẻ Security, hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại Advance Security Settings for Documents and Settings 
  6. Trên thẻ Permissions, bỏ chọn dòng "Inherit from parents...", 
  7. Chuyển sang thẻ Owner trên hộp thoại này, chọn người dùng đang đăng nhập (quyền admin) , chọn dòng "Replace owner for Subcontainers and objects", nhấp OK 
  8. Sau khi thực hiện xong các bước trên thì chủ quyền thư mục đã thuộc về người dùng hiện tại, anh có thể thực hiện các thao tác khác bình thường.
(Source: Anhthuyz-member of vietbao.vn )

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Tạo kịch bản tự động map share folder

Hướng dẫn tạo kịch bản tự động map thư mục chia xẻ về máy client trong môi trường Windows 2003 server. Để thực hiện bài lab bạn phải có một máy đóng vai trò Domain Controller , và một máy tính client chạy Windows XP. Một bài toán thực tế đối với bất kỳ bạn nào làm quản trị mạng cần phải share một thư mục public gồm những tài liệu dùng chung như các chính sách , chu trình , biểu mẫu …. Chả nhẽ ta phải đi từng máy tính và map về cho từng máy à , với 1 vài máy thì không sao chứ khoảng lớn hơn 100 máy thì than ôi …. ! Môt hình lab trên máy chủ AD của tôi đã có sẵn 3 user là : qhoa , hanh , minh . Trên máy chủ đã có sẵn một thư mục chia xẻ là public . Bây giờ ta viết một logon scripts cho phép tự động map thư mục public khi mỗi user trên logon vào máy của mình .








Bây giờ ta mở notepad ra soạn một files .bat có nội dung như sau :




Sau khi soạn xong nội dung ta save as thành files automap.bat vào thư mục C:\scripts . Sau đó ta tiến hành share thư mục này với full permission. Vậy đường dẫn của files automap.bat trên mạng của chúng ta lúc này sẽ là : \\serverlab\scripts\automap.bat .




Bây giờ ta add đoạn scripts kịch bản trên vào các máy client một cách tự động khi logon . Vào Active Directory User And Computer . Nhóm mà tôi muốn áp dụng là Agent . Tôi tạo một GPO áp dụng cho nhóm này bằng cách sau :

Nhấp chuột phải vào nhóm Agent nhấp Properties:




Click vào tab Group Policy . Nhấp tiếp vào New để tạo một Policy mới .




Tôi đặt tên là Auto Logon Scripts rồi nhấp tiếp vào nút Edit.




Cửa sổ Group Policy Object Editor hiện lên ta click vào phần sau : User Configuration \ Windows Settings \ Scripts ( logon \ logoff) . Ta click vào mục Logon




Tại đây ta click vào mục Add để thêm một scripts mới . Với những thông số ta đã thiết lập ở phần trên .




Sau khi xong ta nhấp vào Ok. Bước tiếp theo là đảm bảo cho việc update Policy được nhanh chóng ta làm như sau : Vào run đánh cmd : gpupdate /force




Bước tiếp theo ta qua máy Windows XP Logon vào với user là qhoa xem đã có thư mục public được tự động map hay chưa .




Bạn hãy kiểm tra thêm lại với các user khác nhé. Vậy việc map ổ public đến các user trong mạng một cách tự động đã thành công rồi đấy.

Bonus:
Có một số bạn hỏi tôi về phần sharing theo name tức là chúng ta có nhiều personal account trên server. Làm sao để map tự động từng folder chia xẻ tương ứng với account của từng người điều này cũng có gì có . Bạn chỉ việc làm thêm một số bước tùy biến cái scripts trên như sau :
Code:

@echo off
net use * \\serverlab\personal\%username%

Cũng đơn giản phải không . Bây giờ bạn chỉ việc tạo một thư mục personal trên máy chủ và share thư mục này trong đó có chứa các folder account user . Ví dụ với account : qhoa bạn sẽ tạo thư mục qhoa trong mục personal . Một yên cầu thực tế nữa là chúng ta có thể tự động map máy in về từng máy một cách tự động bằng việc sử dụng đoạn vb scripts sau :

Code:
Set WshNetwork = CreateObject("WScript.Network")
PrinterPath = "\\Server\Printer"
PrinterDriver = "PrinterDriver"
WshNetwork.AddWindowsPrinterConnection PrinterPath, PrinterDriver
WshNetwork.SetDefaultPrinter "\\Server\Printer"


Chú ý :
PrinterPath : phần này là đường dẫn của máy in trong mạng của bạn
PrinterDriver : tên máy in của bạn

Scripts kịch bản tự động map máy in chỉ đơn giản vậy. Chúc các bạn thành công nhé.
(Source: qhoa83-member of http://www.hvaonline.net )

Tham khao them:
Gửi bởi kiencang85 Xem bài viết
Bạn làm tuần tự theo các bước sau là được:
1/ tạo file script.bat với nội dung:net use z:\\tênmáyshare\thưmụcshare
2/ Tạo 1 GPO cho OU chứa các user muốn thực thi script
3/ Edit GPO > User config > Windows > Script > Logon > show file > copy file bat vào đó > add > ok
4/ run > gpupdate /force
END!!
để Map ổ đĩa mạng có thể làm như bạn kiencang85 nhưng mình sửa lại một chút.

WORKGROUP

1/ tạo file script.bat với nội dung:net use z: \\tênmáyshare\sharename
2/ Start > Run > gpedit.msc
3/ GPOs > User Configuaration > Windows Settings > Scripts > Logon
4/ cửa sổ Logon Properties > Show Files, copy file bat vào đó
5/ cửa sổ Logon Properties > Add, chọn file script.bat > Ok đóng cửa sổ GPOs.
6/ Start > Run > gpupdate /force
END!!
Bạn kiencang85 và bạn lucnguyenit chú ý phần Sharename nhé


Domain

1/ Tạo file Script như ở trên. Nếu trên server có cấu hình Distributed File System(DFS), thì thay tênmáyshare bằng địa chỉ UNC trong cấu hình DFS
2/ Trên Active Directory Users & Computers > Tao OU và chứa các Users muốn Map ổ đĩa.
3/ Right Click trên OU đó chọn Properties, chọn tab Group Policy, chọn New để tạo một GPOs mới và nhập tên cho GPOs mới này, sau đó chọn Edit.
4/ GPOs > User Configuaration > Windows Settings > Scripts > Logon
5/ cửa sổ Logon Properties > Show Files, copy file bat vào đó
6/ cửa sổ Logon Properties > Add, chọn file script.bat > Ok đóng cửa sổ GPOs, chọn OK trên cửa sổ OU Properties
7/ Start > Run > gpupdate /force
End  (Source: http://ict24h.net)
[Up]

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Thiết lập RAID trên Windows Server 2003 - Phần II


Trong phần I tôi giới thiệu với bạn các loại ổ cứng, các loại RAID và cách cấu hình các loại RAID trên Windows Server 2003. Phần II của bài viết tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách Troubleshooting khi một ổ cứng vật lý hỏng, và cách thiết lập lại các Volume ở dạng RAID 1 và RAID 5.
1. Giải quyết sự cố liên quan tới RAID 1
Như Phần I của bài viết tôi đã giới thiệu các bạn cách cấu hình hai ổ cứng hoạt động chế độ RAID -1 trong Windows Server 2003. Chẳng hạn sau khi hệ thống thiết lập hoàn thiện một ổ cứng của chúng ta bị hỏng.
Trên hình thể hiện ổ C: được cấu hình là RAID 1 sau khi một ổ cứng bị hỏng dữ liệu của chúng ta vẫn truy cập được bình thường, nhưng trên ổ cứng xuất hiện dấu chấm "!" đó là một trong hai ô cứng vật lý đã hỏng.
Step để giải quyết sự cố này chúng ta:
- Remove Mirror: Bước này nhằm mục đích biết ổ C: thành dạng Volume Simple. Sau đó lắp thêm ổ cứng vật lý khác, convert lên thành Dynamic.
- Rồi nhấn Add Mirror lại như bước cấu hình RAID 1 bình thường.
Step Remove Mirror trên RAID 1 chuột phải vào ổ cấu hình RAID 1 chọn Remove Mirror
Lựa chọn ổ hỏng rồi nhấn Remove Mirror
Sau khi hoàn thành ổ C: sẽ trở về dạng Simple Volume
- Để cấu hình RAID 1 cho ổ C chúng ta lại chọn Add Mirror như các bước trong phần I của bài viết tôi đã trình bày.
2. Giải quyết sự cố liên quan tới RAID 5.
- Khác với RAID 1 chúng ta Remove Mirror nếu chúng ta thực hiện trên RAID 5 lập tức sẽ hỏng Volume này ngay.
- Để giải quyết khi một trong các ổ của RAID 5 bị hỏng ta chuột phải vào Volume đó.
Chọn Repair Volume: Lưu ý trước khi Repair bạn phải có một Ổ cứng vật lý ở dạng Dynamic thay thế cho ổ cứng đã bị hỏng.
Sau khi nhấn Repair Volume hệ thống tự động chọn ổ Disk1 làm ổ thay thế cho ổ cứng đã hỏng.
Đợi một lát cho hệ thống hoàn thành quá trình đồng bộ dữ liệu giữa các ổ cứng vật lý.
Sau đó chúng ta hoàn toàn có thể Remove ổ cứng lỗi.
**** Chú ý ****
Nếu chúng ta chưa làm các thao tác trên mà thấy ổ cứng báo Missing mà đã Remove luôn thì toàn bộ các Volume RAID 1 hay RAID 5 liên quan tới ổ cứng đó sẽ bị hỏng hoàn toàn không thể khôi phục lại được
Theo Tocbatdat của Vnexperts Research Department

Cấu hình RAID trên Windows Server 2003 (Phần 1)


Khi ổ cứng được hoạt động ở chế độ RAID sẽ có nhiều tính năng cao cấp như: RAID 0 tăng tốc độ truy xuất dữ liệu, RAID 1 an toàn cho dữ liệu, RAID 5 vừa tăng tốc độ truy cập dữ liệu và vẫn đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu. Để triển khai RAID có hai loại Hardware RAID và Software RAID. Hầu hết máy chủ đều sử dụng Hardware RAID do có nhiều tính năng cao cấp. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày cách thiết lập Software RAID trên Windows Server 2003 đáp ứng các yêu cầu nâng cao tốc độ và đảm bảo an toàn nhưng chi phí thấp hơn rất nhiều, dựa trên nền tảng các máy chủ cấp thấp.
Trong bài viết sẽ có hai phần:
Phần I. Thiết lập RAID Trên Windows Server 2003.
Phần II. Khắc phục sự cố với các ổ cứng cấu hình RAID 1 và RAID
Phần I. Thiết lập RAID trên Windows Server 2003.
Giới thiệu RAID
RAID có thể triển khai được ở hai dạng.
Trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu với các bạn cấu hình Software RAID trên Windows Server 2003, giúp các bạn nâng cao hiệu năng sử dụng máy tính mà không cần phải nâng cấp máy tính hiện tại và hoàn toàn có thể thực hiện trên các PC có sẵn yêu cầu có ít nhất là 2 ổ cứng.
Giới thiệu về Ổ cứng Logic.
- Ổ cứng vật lý là các loại ổ khác nhau như: ATA, SATA, SCSI, SAS nhưng khi cài hệ điều hành Windows lên nó chỉ nhận ra thành hai ổ logic đó là:
+ Ổ Basic: Mặc định khi các bạn cài Windows lên ổ cứng sẽ là định dạng ổ Basic. Khi một ổ cứng ở dạng này nó sẽ chỉ cho phép tạo 4 Primary Partition và 1 Extend Partition mà thôi.
+ Ổ Dynamic: Cho phép tạo không giới hạn số Volume (lưu ý là ổ Basic tạo ra các phân vùng sẽ là Partition còn ổ Dynamic sẽ là các Volume). Ngoài ra nó còn cho phép tạo Software RAID trên các ổ Logic ở dạng Dynamic do đó trước khi muốn cấu hình RAID trên Windows Server 2003 bạn phải Convert từ ổ Basic lên ổ Dynamic.
Máy tính của tôi có 5 Ổ cứng: 0, 1, 2, 3, 4 hiện tại đang là ổ Basic. Để xem bạn chuột phải vào My Computer chọn Manage sau đó chọn phần Disk Management.
Trước khi thiết lập RAID tôi phải Convert các ổ nào tôi muốn cấu hình lên thành ổ Dynamic.
Máy tính của tôi có 5 ổ tôi mới tạo một Partition tại ổ Disk0 và cài hệ điều hành Windows Server 2003 lên đó giờ tôi Convert toàn bộ chúng lên thành ổ Dynamic.
1. Thiết lập RAID 0.
a. Yêu cầu.
- Để thiết lập RAID 0 trên máy tính yêu cầu tối thiểu phải có 2 Ổ cứng vật lý, và phải convert lên Dynamic rồi.
- Ban đầu tôi có hai ổ vật lý là 8GB nếu tôi cấu hình RAID 0 tôi sẽ được một ổ 16GB, nhưng lưu ý là Software RAID làm việc ở tầng Volume (tương đương với Partition) chứ không ở tầng Disk vật lý.
b. Cách thiết lập.
- Để thiết lập RAID 0 cho một Volume trên Windows Server 2003, tôi phải convert ổ lên Dynamic rồi chọn New Volume.
Nhấn Next để tiếp tục
Trong Windows Server 2003 khi cấu hình Volume RAID 0 thì sẽ là ổ Striped
- Khi tôi lựa chọn Simple tương tự như tạo Partition trên ổ Basic không có tính năng nào khác
- Lựa chọn Spanned cho phép tạo một Volume từ 32 ổ cứng ở dạng Dynamic nhưng nó sẽ gi tuần tự trên từng ổ cứng, chết một ổ cứng toàn bộ dữ liệu cũng bị mất.
- RAID 0 tôi phải chọn Striped
- RAID 1 tôi phải chọn Mirrored.
Sau khi tôi chọn tạo một Volume ở dạng RAID 0 – Striped hệ thống yêu cầu tôi lựa chọn Volume này sẽ được tạo ra từ những ổ cứng vật lý nào. Tối thiểu bạn phải có hai ổ cứng vật lý, tối đa là 8.
- Hệ thống của tôi có 5 ổ cứng tôi tạo RAID 0 từ 3 ổ cứng 2, 3 và 4.
- Mỗi ổ cứng vật lý tôi lấy 2000 MB điều này có nghĩa là Volume tôi tạo ra sẽ có dung lượng là 6000 MB như các bạn đã thấy.
- Khi ghi dữ liệu nó sẽ ghi đều lên các ổ cứng vật lý, điều này cho phép nâng cao tốc độ truy cập dữ liệu cho hệ thống.
- Thực tế tôi có một máy tính khá mạnh với 6GB RAM, khi tôi chưa cấu hình RAID, máy tính của tôi chỉ chạy được 4 máy ảo là nhanh, còn từ máy ảo thứ 5 là rất chậm. Tôi nghĩ do quá trình ghi vào ổ cứng tốc độ chậm. Giải pháp tôi mua thêm 3 ổ cứng nữa về sau đó cấu hình RAID 0 trên 4 ổ, kết quả tôi chạy được 10 máy ảo vẫn OK.
Sau khi lựa chọn các ổ cứng chứa Volume RAID 0 tôi nhấn Next để tiếp tục quá trình tạo và Format để sử dụng Volume này.
Đặt tên Volume mới tạo ra là ổ E tôi nhấn Next để tiếp tục quá trình.
Chon Format mặc định tôi nhấn Next để hoàn thành quá trình tạo Volume RAID 0, kết quả chúng ta tạo được ổ E ở dạng Striped (RAID 0) trên 3 ổ cứng vật lý, mỗi ổ sẽ lấy 2GB để tạo ra cả ổ E là 6GB.
c. Những vấn đề.
Một ngày không đẹp trời tôi bật máy tính và phát hiện ra một ổ đĩa vật lý của tôi bị hỏng, tôi chưa có bản backup nao trên ổ RAID 0 vừa tạo ra. Liệu dữ liệu của tôi có mất thật không. Câu trả lời là chắc chắn mất 100%. Bạn thử tượng tượng chẳng hạn ổ RAID 0 của tôi được tạo ra từ 2 ổ vật lý, khi một byte được gi vào ổ RAID 0 khi đó mỗi ổ vật lý sẽ chứa 4 bít. Một byte mất 4 bít sẽ thế nào?
Vậy làm cách nào để thiết lập an toàn về mặt dữ liệu. Chúng ta cùng nghiên cứu cấu hình RAID 1 – Mirror trên Windows Server 2003.
2. Thiết lập RAID 1.
a. Yêu cầu
- Để cấu hình RAID 1 cho một Volume bạn cần tối thiểu là 2 ổ cứng (tối đa cũng là 2 ổ cứng) và ở dạng Dynamic.
- Khi cấu hình RAID 1.
b. Thiết lập.
- Chuột phải vào phân vùng còn trống trên ổ cứng vật lý chọn New Volume sẽ xuất hiện Wizard tạo new volume bạn nhấn Next để ra giao diện chọn định dạng cho Volume.
Bạn chọn Mirrored đây chính là cấu hình RAID 1 trên Windows 2003. Nhấn Next để tiếp tục quá trình.
Tôi sẽ lấy 2GB từ hai ổ cứng Disk 2 và Disk3 nhưng toàn bộ dung lượng ổ cứng của tôi vẫn chỉ là 2GB.
Khi tạo RAID 1, bạn ghi 1 byte vào Volume này thì trên mỗi ổ cứng vật lý cũng lưu là 1byte.
Nhấn Next để tiếp tục cho hệ thống Format.
Đặt tên ổ này là ổ F nhấn Next để tiếp tục.
Nhấn Next để hoàn thành quá trình tạo Volume RAID 1 trên Windows Server 2003. Sau bước này hệ thống sẽ phải đồng bộ dữ liệu giữa hai ổ cứng vật lý.
Hình trên thể hiện đã tạo ra một Volume F ở dạng Mirror.
Đây là cách tạo RAID 1 cho một Volume mới nhưng tôi có một Volume ở dạng Simple nằm trên ổ Dynamic tôi hoàn toàn có thể tạo Mirror cho Volume này.
- Chuột phải vào một Volume có sẵn chọn Add Mirror
Để cấu hình RAID 1 (Mirror cần tối thiểu 2 ổ cứng) hệ thống sẽ yêu cầu bạn lựa chọn phần Mirror của ổ đã có trên ổ cứng vật lý nào. Tôi chọn Mirror của Volume của tôi lằm trên Disk 1.
Nhấn Add Mirror để tiếp tục quá trình. Đợi một lát tôi cho hệ thống đồng bộ giữa hai ổ cứng vật lý.
- Trong tình huống này tôi chọn Add Mirror cho ổ cứng Cài Windows nên khi một trong hai ổ cứng của tôi hỏng tôi vẫn hoàn toàn không ảnh hưởng gì bởi RAID 1 là tạo một bản sao lưu giống hệt.
c. Những vấn đề.
Ồ như trên dữ liệu của bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều khi cấu hình Volume ở dạng RAID 1. Nhưng một vấn đề đặt ra là hệ thống tạo một bản sao lưu giống hệt bản ban đầu. Điều này có nghĩa dung lượng ổ cứng sẽ bị phí cho việc an toàn dữ liệu này.
- RAID 0: Tốc độ truy suất cao, không an toàn dữ liệu, chết một ổ là mất toàn bộ dữ liệu
- RAID 1: An toàn dữ liệu, phí dung lượng ổ cứng cho việc tạo Mirror.
Vậy tôi liệu có cách nào trung hòa giữa vấn đề: Nâng cao tốc độ truy xuất và an toàn dữ liệu hay không. Câu trả lời là có – chúng ta cấu hình Volume ở dạng RAID -5 sẽ trung hòa được cả hai yếu tố trên.
3. Thiết lập RAID 5.
a. Yêu cầu
- Để cấu hình một Volume RAID 5 bạn cần tối thiểu là 3 ổ cứng vật lý ở dạng Dynamic.
- Dung lượng của Volume khi cấu hình RAID 5.
b. Thiết lập
- Chuột phải vào phân vùng ổ đĩa chống chọn New Volume trong cửa sổ đầu tiên nhấn Next chọn định dạng volume mới là RAID 5 nhấn Next.
Tôi lựa chọn Volume mới của tôi lấy từ 3 ổ cứng vật lý là Disk 2, 3, 4. Mỗi ổ cứng vật lý lấy 2 GB nhưng tôi chỉ được dung lượng của Volume này là 4GB.
- Nếu RAID 0 tôi sẽ được 6GB.
- Trên RAID 5 khi tôi thiết lập từ “n” ổ cứng vật lý thì trên mỗi ổ cứng vật lý sẽ chỉ sử dụng “n-1/n” dung lượng còn 1/n dung lượng sẽ để dự phòng trong tình huống một ổ cứng bị hỏng bất ngờ thì dữ liệu vẫn không ảnh hưởng gì.
- Trong trường hợp của tôi có 3 ổ cứng vật lý mỗi ổ sẽ sử dụng 2/3 dung lượng lưu trữ 1/3 cho dự phòng. Cả 3 ổ hợp lại sẽ được (2/3+2/3+2/3)*2GB=4GB.
- Giả sử 1 ổ bị hỏng khi đó sẽ mất 2/3 dung lượng trên một ổ cứng, bằng một thuật toán lấy từ các ổ còn lại là 1/3+1/3=2/3 dung lượng đã bị mất. Khi đó dữ liệu của bạn sẽ vẫn an toàn
Nhấn Next để tiếp tục quá trình thiết lập.
Tôi đặt tên Volume mới là G nhấn Next để hệ thống Format và hoàn thành quá trình tạo Volume mới ở dạng RAID 5.
Nhấn Next để hoàn thành quá trình.
- Giờ là lúc tôi xem lại kết quả:
+ Đã Add Mirror cho ổ C: cài windows khi đó yên tâm dù ổ Disk0 hay 1 chết thì hệ thống vẫn không ảnh hưởng.
+ Đã tạo ra được một Volume E ở dạng RAID 0 – Tốc độ đọc ghi nhanh thích hợp cho cài đặt các chương trình chạy và dữ liệu không quan trọng
+ Đã tạo ra được Volume F ở dạng RAID 1 cho lưu trữ dữ liệu.
+ Đã tạo ra được Volume G ở dạng RAID 5 cho các ứng dụng cần tốc độ truy xuất cao và vẫn an toàn dữ liệu.
c. Những vấn đề.
- Là giải pháp lưu trữ hợp lý nhất và cân bằng được hai yếu tố tốc độ và an toàn cho dữ liệu.
- Có điều bạn cần ít nhất là 3 ổ cứng vật lý mà thôi.
Kết luận Phần I của bài viết.
Trong phần này tôi giới thiệu với bạn các loại ổ cứng, các loại RAID và cách cấu hình các loại RAID trên Windows Server 2003. Phần II của bài viết tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách Troubleshooting khi một ổ cứng vật lý hỏng, và cách thiết lập lại các Volume ở dạng RAID 1 và RAID 5.
Theo Tocbatdat – Vnexperts Research Department.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Thay đổi vị trí boot mặc định trong GRUB 2


GRUB 2 ra đời với hàng loạt thay đổi so với GRUB legacy (phiên bản Grub trước). Dù muốn hay không, bạn buộc phải làm quen với GRUB 2 vì nó đã được tích hợp vào Ubuntu 9.10. Bài viết này chỉ đề cập đến một vấn đề rất nhỏ nhưng hay thường gặp trong việc cấu hình GRUB nói chung và GRUB 2 nói riêng, đó là chỉnh sửa vị trí boot mặc định.
Đặt vấn đề: Tôi có cài sẳn một hệ điều hành (ví dụ windows), khi cài thêm Ubuntu 9.10 vào thì chương trình GRUB 2 luôn mặc định trỏ đến dòng Ubuntu 9.10. Bây giờ tôi muốn nó mặc định trỏ đến hệ điều hành quen thuộc của tôi (windows) khi khởi động thì phải làm thế nào?
Nếu ở GRUB legacy thì bạn sẽ nghĩ ngay đến tập tin menu.lst trong /boot/grub/, nhưng qua đến GRUB 2 thì khái niệm này không còn nữa. Có người bảo rằng menu.lst năm xưa giờ là grub.cfg nên chỉ việc chỉnh sửa grub.cfg là xong thôi. Điều đó cũng đúng nhưng cũng có phần… sai! Đúng là bạn có thể tìm thấy trong đó những thông tin giống giống với GRUB cũ, còn sai là vì tập tin đó sinh ra không để chỉnh sửa.
Bởi vì nó là một tập tin do máy tính tạo ra nó có thể bị thay đổi chỉ với một câu lệnh. Do đó đừng có cố chỉnh sửa tập tin grub.cfg nhé!

Vậy thì ta sẽ chỉnh sửa ở đâu? Hơi lằng nhằng một chút, những cũng không quá phức tạp đâu! Ta sẽ tìm đến tập tin tên là grub trong /etc/default/ . Đây mới chính là tập tin ta cần thay đổi (dĩ nhiên là với quyền root rồi nhé! )
# If you change this file, run ‘update-grub’ afterwards to update
    # /boot/grub/grub.cfg.

    GRUB_DEFAULT=0
    #GRUB_HIDDEN_TIMEOUT=0
    GRUB_HIDDEN_TIMEOUT_QUIET=true
    GRUB_TIMEOUT=10
    GRUB_DISTRIBUTOR=`lsb_release -i -s 2> /dev/null || echo Debian`
    GRUB_CMDLINE_LINUX_DEFAULT=”quiet splash”
    GRUB_CMDLINE_LINUX=”"

    # Uncomment to disable graphical terminal (grub-pc only)
    #GRUB_TERMINAL=console

    # The resolution used on graphical terminal
    # note that you can use only modes which your graphic card supports via VBE
    # you can see them in real GRUB with the command `vbeinfo’
    #GRUB_GFXMODE=640×480

    # Uncomment if you don’t want GRUB to pass “root=UUID=xxx” parameter to Linux
    #GRUB_DISABLE_LINUX_UUID=true

    # Uncomment to disable generation of recovery mode menu entrys
    #GRUB_DISABLE_LINUX_RECOVERY=”true”
Những dòng đầu tiên chắc sẽ quen thuộc nếu bạn có vọc với GRUB một hai lần. Hãy chú ý đến dòng đầu tiên:
GRUB_DEFAULT=0
Đây là thứ cần chỉnh nếu muốn thay đổi vị trí boot mặc định trong menu GRUB 2.
Hãy thay 0 bằng các con số tượng trưng cho vị trí của các mục trong menu (0 là mục đầu tiên) hay bằng từ “saved” – nét mới trong GRUB 2. Khi GRUB_DEFAULT=saved thì GRUB sẽ nhớ vị trí của mục đã được boot ở lần khởi động trước, lần khởi động sau sẽ trỏ đến đúng vị trí đó. Còn nếu thay bằng con số thì ta phải bận tâm đến mục lựa chọn mà ta muốn chọn làm mặc định nằm ở vị trí thứ mấy trong mục để điền vào cho thích hợp.
Trong trường hợp thay bằng số thì sau đây là cách để biết vị trí của mục cần chọn. Thông thường, các hệ điều hành khác được cài sẳn sẽ được Ubuntu nhận diện và để ở dưới cùng của bảng lựa chọn. Với phiên bản 9.10, Ubuntu cho ta tới 4 mục lựa chọn, vậy các hệ điều hành khác sẽ nằm từ vị trí thứ 5 trở đi, và vì vị trí đầu tiên bắt đầu từ số 0, cho nên vị trí thứ năm phải là số 4.
Để biết có bao nhiêu mục trong menu thì chạy lệnh sau:
grep menuentry /boot/grub/grub.cfg
Sau khi xem xét kĩ lưỡng ta thay 0 bằng 4:
GRUB_DEFAULT=4
Lưu lại tập tin và đừng có restart vội, vẫn còn một bước cuối cùng nữa:
Chạy lệnh này trong terminal:
sudo update-grub
Lệnh này sẽ cập nhật thông tin từ các tập tin riêng lẻ trong /etc/grub.d và tập tin vừa mới chỉnh /etc/default/grub vào trong tập tin /boot/grub/grub.cfg. Do đó, không được thay đổi tập tin grub.cfg một cách thủ công cũng là vì lẽ này.
Vậy là xong rồi đó. Rườm rà phức tạp quá phải không? Cái gì mới cũng cần có thời gian làm quen tìm hiểu, rồi đâu sẽ vào đó thôi.
Bổ sung: ngoài việc thay bằng các con số thứ tự và từ saved ra ta còn có thể dùng chính xác tên của mục lựa chọn. Ưu điểm là không cần phải quan tâm đến vị trí của mục trong bảng lựa chọn nữa. Cách thay như sau:
GRUB_DEFAULT=”xxxx”
Với xxxx là tên chính xác của mục, nhớ phải kẹp giữa 2 dấu ngoặc kép.
Để biết tên mục ta cũng chạy lệnh:
grep menuentry /boot/grub/grub.cfg
Hoặc:
Để chỉnh thứ tự ưu tiên boot trong Ubuntu bạn chỉ cần vào Terminal gõ lênh: gksu gedit /boot/grub/grub.cfg
Nó sẽ mở file grub.cfg .Muốn cho cái nào khởi động trước thì sửa cái chỗ SET_DEFAULT=0 sửa số 0 thành số thứ tự của dòng bạn muốn cho nó khởi động.
VD: Windows 7 của tôi ở dòng thứ 6(trong chế độ boot, khi màn hình mới bật lên) thì tôi sửa SET_DEFAULT=5, vì dòng đầu là 0. Have fun! ...

How to delete GPT Protective Partition (Convert GPT disk to MBR)?

(Source: http://blog.paulgu.com/windows/delete-gpt-protective-partition/)
Why we need to delete GPT protective partition?
In Windows XP Professional, you cannot access or modify GPT disk, but you can convert a GPT disk to MBR by using the clean command in DiskPart, which will delete GPT protective partition and remove all data and partition structures from the disk.
Warning: The steps below will erase all data on the GPT disk, please backup your data first.

  1. You might see HD Drive in GPT status on Disk Management.
  2. Go to DOS command line (click on "Start Menu", then "Run", type in "cmd" in textbox, and hit "OK")
    • Type in "DiskPart" in command line.
    • Type in "list disk" in command line to show all disks in this machine.
    • Use "select" to set the focus to the specified partition.
      For example "select disk 1".
    • Use "clean" command to remove GPT disk from the current in-focus disk by zeroing sectors.
  3. Go back to Disk Management, you can see GPT disk is "Not Initialized" now.
  4. Within Disk Management, right click on disk info, choose "Initialize Disk", You can see GPT disk is "Unallocated" now.
  5. Right click on disk info, choose "New Partition…", follow Partition Wizard and format it. Now you are able to use the disk in Windows XP.