1/ Giới thiệu
Ngày nay thì bạn có thể lưu trữ dữ liệu
trong nhiều thiết bị lưu trữ vật lý khác nhau như: CD/DVD, ổ cứng, USB,
thẻ nhớ…. Trong đó mỗi thiết bị có các filesystem khác nhau như:
- FAT16, FAT32, NTFS: thường gặp trong Windows.
- EXT2, EXT3, EXT4: thường gặp trong Linux.
- iso9660: định dạng của đĩa CD/DVD hoặc file ISO.
- EXT2, EXT3, EXT4: thường gặp trong Linux.
- iso9660: định dạng của đĩa CD/DVD hoặc file ISO.
…
Hiểu đơn giản thì filesystem là các quy
chuẩn về: cách thức cấp phát không gian lưu trữ cho file, quản lý thuộc
tính của file; cách tổ chức, sắp xếp dữ liệu trên thiết bị sao cho việc
tìm kiếm, truy cập tới dữ liệu được mau chóng và thuận tiện…
Việc truy cập tới các filesystem trong
Windows rất dễ dàng, nhưng có thể bạn sẽ lúng túng khi chuyển sang sử
dụng Linux khi không thể truy cập vào các thiết bị. Rất có thể đó là do
bạn chưa thực hiện việc mount cho các thiết bị này. Tức là, thiết bị
phải được gắn vào 1 thư mục trống bất kỳ có sẵn trên cây thư mục trước
khi bạn có thể truy cập tới nó. Thư mục trống mà gắn với thiết bị kể
trên được gọi là mount point.
Sau khi mount thiết bị, bạn có thể truy
cập tới dữ liệu trong thiết bị bằng cách truy cập vào mount point. Bạn
cần thực hiện thao thác unmount để hủy gắn kết thiết bị với hệ thống khi
không còn cần truy cập tới thiết bị nữa.
2/ Cách mount thiết bị
Linux có khả năng tự nhận biết được các
filesystem đang được kết nối với hệ thống. Tuy nhiên, để có thể sử dụng
được các filesystem này, bắt buộc bạn phải làm một công việc gọi là
mount.
Bạn có thể sử dụng lệnh mount để mount filesystem, hoặc có thể mount tự động thông qua file cấu hình /etc/fstab (xem thêm bài “Cấu hình file fstab để quản lý việc mount thiết bị trong Linux”)
Các tham số của lệnh mount và file /etc/fstab là tương tự, 1 số điểm cần lưu ý khi mount là:
- Những thiết bị không có mặt trong file /etc/fstab thì chỉ có root mới có thể mount được.
- Người dùng bình thường chỉ có thể mount được những thiết bị có trong file /etc/fstab và thiết bị này phải có tùy chọn user được bật lên.
Khi mount, bạn cần chỉ định thiết bị cần mount và vị trí của mount point.
Ví dụ để mount ổ CD bạn sử dụng lệnh
$ mount /dev/cdrom /media/cdrom
Trong đó, /dev/cdrom là đường dẫn tới ổ CD-ROM cần mount và /media/cdrom là mount point.
Bây giờ, khi bạn truy cập tới thư mục /media/cdrom thì bạn mới thực sử truy cập được nội dung trong đĩa CD.
3/ Về mount point
Thông thường mount point được tạo ở trong thư mục /mnt (đối với các phân vùng trên ổ cứng IDE hoặc SCSI) hoặc /media (đối với các thiết bị lưu trữ di động như ổ CD/DVD/USB).
Tên thư mục làm mount point là không quan trọng. VD: /mnt/uit-usb, /media/ my-cd,… đều được chấp nhận. Mặc dù vậy nhiều bản phân phối Linux có các thư mục làm mount point mặc định như với ổ CD-ROM là /mnt/cdrom, còn ổ đĩa mềm là /mnt/floppy…
Trong trường hợp có sẵn các mount point
mặc định này thì trong lệnh mount bạn chỉ cần cung cấp 1 trong 2 thông
tin: đường dẫn tới thiết bị cần mount hoặc mount point mặc định của
thiết bị đó.
Ví dụ, 2 lệnh sau tương đương với lệnh $ mount /dev/cdrom mnt/cdrom
$ mount /mnt/cdrom$ mount /dev/cdrom
Các mount point mặc định cho các thiết bị được cấu hình trong file /etc/fstab.
4/ Cách unmount thiết bị
Bạn sử dụng lệnh umount (chú ý: không phải unmount) để ngắt kết nối thiết bị khỏi hệ thống. Ví dụ để gỡ bỏ ổ CD-ROM bạn gõ lệnh:
$ umount /mnt/cdrom
hoặc
$ umount /dev/cdrom
Nếu bạn rút trực tiếp thiết bị khỏi máy
tính mà không unmount trước thì có thể dữ liệu trên thiết bị sẽ bị lỗi
hoặc tệ hơn làm hỏng luôn thiết bị!
Như vậy, trong bài viết này tôi đã giới
thiệu cơ bản về lệnh mount trong Linux, để xem hướng dẫn chi tiết về
lệnh này bạn ghé đọc tài liệu của nó bằng cách gõ lệnh
(Source: http://manthang.wordpress.com/2010/11/27/lam-sao-de-mount-umount-filesystem-trong-linux/)$ man mount
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét